Phân Ưu: Thân phụ bạn Lâm Hồng Quang

Chúng tôi bbt motthoi6673pctdn vừa nhận tin qua mạng báo người Việt tại Cali:

Thân phụ bạn Lâm Hồng Quang là Cựu Giáo sư Lâm Sỹ Hồng. Pháp Danh Thánh Huệ Đức

Trước 1975 là Cựu Giáo Sư trường Trung Học Phổ Thông PCT-ĐN và là vị Hiệu trưởng đầu tiên của trường Trung Học Đông Giang (quận 3, Đà Nẵng). Thầy đảm nhận vai trò Hiệu trưởng từ năm 1963 khi trường vừa thành lập còn phôi thai ở khu đất trũng An Hòa-An Hải Bắc, một phòng học với một lớp đệ thất (lớp 6) gồm 50 HS và 4 thầy cô, và chính thức bước vào năm học đầu tiên niên khóa 1963-1964 với tên gọi Trường Trung học Đông Giang. Hai năm sau, trường chuyển về địa điểm mới tại An Trung – nay là Trường THPT Hoàng Hoa Thám.

Thầy tạ thế vào sáng Chủ Nhật ngày 30 tháng 4 năm 2023 tại Orange, California, hưởng thượng thọ 94 tuổi.

Tiếp tục đọc
Advertisement
Đăng tải tại Phân Ưu, Chúc Mừng | Bình luận về bài viết này

Suy ngẫm: hạnh phúc là biết yêu thương và trao tặng (st-net)

Hãy nhận ra, hạnh phúc là yêu thương và trao tặng. Nó làm cho sự sống có ý nghĩa. Bởi toàn bộ cuộc sống trên trái đất là sự cộng sinh. Bởi đó chính là thái độ tri ân cuả ta đối với đồng loại và tất cả mọi loài.

Hạnh phúc là yêu thương, là trao tặng. Nó làm cho sự sống có ý nghĩa. Bởi toàn bộ cuộc sống trên trái đất là sự cộng sinh. Mỗi sinh thực vật dường như đều được Tạo hóa giao phó cho trách nhiệm là duy trì sự sống chung cho tất cả.

Mỗi con bướm, mỗi con ong, mỗi con trùn, mỗi con chim sẻ bé nhỏ, mỗi chiếc cây hoang dại, mỗi đóa hoa, mỗi cọng cỏ mong manh …, chúng đều đang thực hiện trách nhiệm mang lại sự sống cho muôn loài. Tất cả đều đang trao tặng. Không có bướm, không có ong, không có những con chim, thì cũng không có quả thơm trái ngọt hiến dâng. Không có cỏ xanh, thi cũng chẳng còn những đàn bò, và những ly cà phê cũng không có sữa…

Bao nhiêu thú vật, chim muông, tôm cá… đã quằn quại đau đớn chết đi mỗi ngày, bao nhiêu cây cối đã bị đốn hạ… để nuôi sống loài người. Sự trao tặng ấy là một hy sinh thảm khốc.

Tiếp tục đọc
Đăng tải tại Đời Sống, Xã Hội | Bình luận về bài viết này

Chuyện cuối tuần: thấm thía hai chữ “mất nhau” (st-net)

Sống không chỉ để lo vun vén, nhưng để biết Yêu Thương !

Chỉ cần một chút tình thương được cho đi, bạn sẽ mang đến cho người khác niềm hạnh phúc, nhiều động lực để tiếp tục cuộc sống …. Và ngay chính cả bản thân bạn khi cho đi một chút tình thương của mình, bạn cũng sẽ cảm thấy cuộc sống dễ chịu và hạnh phúc hơn.

Không đêm nào ông ngủ tròn giấc. Cứ vài tiếng là ông phải dậy để lấy thuốc giảm đau cho bà uống. Dạo này sức khỏe của bà yếu hẳn, nhất là sau khi mổ. Bởi thế giấc ngủ ông cứ chập chờn, ngủ không ra ngủ, vì lòng ông phập phồng.

Bà nằm bên cạnh, hơi thở nhè nhẹ, đôi khi thở dốc, đứt quãng. Có khuya, ông giật mình tỉnh giấc vì hình như không nghe bà thở. Choàng dậy, ông ghé sát tai vào mũi bà. Hơi thở bà nghe như muỗi kêu.

Bà liệt đôi chân đã gần 13 năm nay. Trăm sự đều nhờ một tay ông. Ban ngày con cái đi làm cả. Căn nhà rộng chỉ mỗi ông và bà quạnh vắng. Công việc mỗi ngày quen thuộc đến nỗi cứ nghe tiếng chuông đồng hồ điểm mấy tiếng thì ông biết giờ này phải làm gì cho bà.

Sáng sớm, ông vất vả đưa bà – thân xác bà nặng nề vì bao nhiêu năm nằm một chỗ không vận động – từ giường lên chiếc xe lăn và đẩy ra phòng ăn.

Tiếp tục đọc
Đăng tải tại Đời Sống, Xã Hội | Bình luận về bài viết này

Chuyện cuối tuần: những con hạc giấy (st-net)

Sự hiểu lầm có thể làm cho con người ta mất đi vĩnh viễn 1 thứ gì đó mà ta rất yêu quý, để rồi, khi nhận ra thì đã quá muộn…

Có một chàng trai đã gấp 1.000 con hạc giấy tặng người anh yêu. Mặc dù lúc đó anh chỉ là một nhân viên quèn trong công ty, tương lai chẳng có vẻ gì sáng lạn nhưng họ vẫn luôn rất hạnh phúc bên nhau.

Rồi cho đến một hôm người yêu của anh nói rằng nàng sẽ đi Paris (Ba lê, Pháp quốc), và sẽ không bao giờ còn có dịp gặp lại anh nữa. Nàng rất lấy làm tiếc về điều này và an ủi chàng rằng rồi nỗi đau của chàng cũng sẽ trở thành dĩ vãng. Hãy để cho nó ngủ yên trong ký ức của mỗi người.

Chàng trai đồng ý nhưng trái tim anh tan nát. Anh lao vào việc làm, quên cả ngày đêm, cuối cùng anh đã thành lập được công ty của riêng anh. Nó không chỉ giúp anh vươn đến những điều mà trước đây anh vì thiếu nó mà ngưới yêu đã rời bỏ anh, nó còn giúp anh xua đuổi khỏi tâm trí anh một điều gì đó của những tháng ngày xưa cũ.

Tiếp tục đọc
Đăng tải tại Đời Sống, Xã Hội | Bình luận về bài viết này

Một chuyện tình ĐẸP (st-net)

Khi nhận được tin bà vẫn còn trên đời, người đàn ông 91 tuổi nói với con trai 63 tuổi: Hãy đưa ta đi gặp bà ấy để ta nói với bà là ta không phản bội bà, bỏ rơi bà… 70 năm qua ta vẫn nhớ bà, và ta vẫn giữ những tấm ảnh của bà ở bên ta.

TÁI HỢP TÌNH ĐẦU SAU 2/3 THẾ KỶ

Năm 1953, trước khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, một quân nhân Mỹ lên kế hoạch sống chung với người yêu là một cô gái Nhật.

Thế nhưng ý định không thành, phải đến gần 7 thập niên sau họ mới gặp lại. Chuyện tình đẹp này đã gây xúc động cộng đồng mạng thời gian gần đây.

ĐỊNH MỆNH CHIA LÌA

Trong gần 70 năm, cựu binh Hải quân Hoa Kỳ, Duane Mann, sống với trái tim nặng trĩu. Khi còn là một sĩ quan trẻ đóng quân ở Nhật Bản, ông đã yêu một thiếu nữ tên là Peggy Yamaguchi, và hai người có ý định đi đến hôn nhân.

Thế nhưng, định mệnh đã chia cắt họ. Không quên quá khứ, ở tuổi 91, Mann quyết tâm truy tìm mối tình đầu của mình.

Trong một bài đăng ngày 1/5/2022 trên Facebook, Mann đã kêu gọi cộng đồng mạng giúp đỡ tìm kiếm Yamaguchi kèm theo là một bức ảnh ông đã chụp Yamaguchi 70 năm trước.

Ông viết, “Tôi đã không ngừng tìm kiếm cô gái Nhật Bản này hoặc một trong những thành viên gia đình của cô ấy”. Sau đó, ông kể ra câu chuyện đáng chú ý và đau lòng của họ.

Năm 1953, Mann lúc đó 22 tuổi cùng đơn vị đóng quân tại Nhật Bản. Khi ở Tokyo, ông gặp Yamaguchi, cô gái 21 tuổi làm việc trong phòng kiểm tra mũ của một câu lạc bộ sĩ quan. Buổi tối nọ, ông làm quen với Peggy và cả hai bắt đầu khiêu vũ trong những điệu nhạc lãng mạn.

Mann viết trên Facebook: “Chúng tôi khiêu vũ rất ăn ý khiến nhiều người xem thích thú. Không mất nhiều thời gian, tình yêu đến chỉ chưa đầy 6 tháng sau gặp gỡ”. Yamaguchi biết tiếng Anh, giúp dịch các cuộc trò chuyện giữa các thành viên câu lạc bộ và người dân địa phương.

Chẳng bao lâu sau khi đôi tình nhân quyết định đi đến hôn nhân, Yamaguchi có thai. Nhưng trước khi họ có thể kết hôn, chiến tranh Triều Tiên kết thúc và đơn vị của Mann được lệnh trở về Mỹ. “Khi lên tàu rời Nhật, tôi đã để lại một cô gái đang mang thai, đầm đìa nước mắt”, Mann viết trên Facebook, “Tôi đã trấn an cô ấy rằng đừng quá lo lắng. Ở quê nhà tôi có một số tiến tiết kiệm và sẽ gửi cho cô ấy ngay khi có thể để lo cho đứa con ra đời”. Nhưng mọi thứ không diễn ra theo cách mà Mann đã trù tính.

KHÔNG QUÊN HÌNH BÓNG CŨ

Khi trở về nhà ở Pisgah, bang Iowa, Mann phát hiện tiền của mình đã không còn nữa. Mann đã để tiền trong tài khoản ngân hàng đứng tên cha mình, phòng trường hợp ông bị tử trận, nhưng cha ông đã tiêu sạch số tiền này. Mann nói với The Washington Post: “Không còn gì cả. Nếu biết không còn tiền, tôi đã không về nhà”.

Mann viết thư cho Yamaguchi và giải thích tình trạng hiện nay của mình. Ông kiếm được một công việc trong lĩnh vực xây dựng và bắt đầu tích lũy tiền để lo cho người yêu sang Mỹ. Nhưng rồi Yamaguchi bỗng bặt thư từ với ông, sau cùng Mann nhận được một lá thư từ cô ấy nói rằng đứa con của họ đã mất và cô kết hôn với người khác.

“Sau này, tôi mới phát hiện mẹ tôi đã thủ tiêu các bức thư gửi đến của Peggy vì bà không muốn tôi lấy một cô gái Nhật Bản”, Mann viết trên Facebook. Mẹ ông hy vọng ông sẽ kết hôn với một cô gái ở địa phương của họ.

Không trông mong gì ở Yamaguchi sau thời gian mất liên lạc, Mann đã kết hôn hai lần và có sáu người con nhưng vẫn không bao giờ quên người yêu ở Nhật Bản.

Ông viết trên Facebook, “Tôi đã dành 70 năm qua để cố gắng tìm Peggy, bởi vì điều ám ảnh nhất đối với tôi là có thể cô ấy cho rằng tôi đã bỏ rơi cô ấy!”

TÁI HỢP

Internet đã giúp Mann làm được điều ông muốn. Bài đăng của ông nhanh chóng lan truyền rộng rãi trên mạng, được phát trên các đài của thành phố, thậm chí còn được đưa tin ở Nhật Bản.

Lời cầu xin của Mann đã làm rung động trái tim của một cô gái ở Vancouver, Canada tên là Theresa Wong, đang làm việc cho mạng truyền hình History Channel. Cô bắt đầu tìm kiếm Peggy Yamaguchi và phát hiện bà sống ở Escanaba, bang Michigan, chỉ cách nhà của Mann ở Iowa 14 giờ lái xe vượt sông Mississippi. Khi được cho xem bức ảnh thời trẻ của Mann, Peggy Yamaguchi, hiện là Yamaguchi Sedenquist, nói: “Tôi vẫn nhớ anh ấy”. Đúng như những gì đã nói với Mann, bà kết hôn vào năm 1955 và có ba con trai. Nhưng bà vẫn không quên người yêu ngoại quốc của mình. Trên thực tế, bà đã đặt tên đệm cho con trai đầu của mình là “Duane”.

Biết bà còn sống, Mann kiên quyết đi gặp trực tiếp người yêu cũ. Con trai cả của Mann, Brian Mann, 63 tuổi, đã cùng ông tham gia cuộc hành trình. Hai cha con lái xe khoảng 14 giờ từ Iowa đến Michigan cho cuộc gặp ngày 1 tháng 6 năm 2022 vừa qua.

Thế là gần 70 năm sau cuộc chia tay đẫm nước mắt, Duane Mann và Peggy Yamaguchi Sedenquist đã tái hợp. Họ ôm nhau cùng hồi tưởng về những điệu nhảy ở Nhật Bản.

“Tôi đến đây để nói với bà rằng tôi không hề bỏ rơi bà. Tôi bị mất liên lạc với bà”, Duane nói với Yamaguchi trong cuộc hội ngộ của họ.

Mann đã cho Yamaguchi xem tất cả những bức ảnh của bà mà ông giữ kỹ trong ví suốt 70 năm.

“Cảm ơn ông đã nhớ và lưu giữ tất cả những bức ảnh, ông hẳn đã rất yêu tôi”, Yamaguchi đáp lại khi ôm và hôn Mann. Trái ngược với sự lo lắng của Mann, Yamaguchi Sedenquist không hề nuôi dưỡng sự oán hờn hay bất bình nào, cũng không hề cảm thấy bị người yêu bỏ rơi.

Đối với cụ Mann 91 tuổi, đó là một kết thúc có hậu. Ông nói với tờ The Washington Post: “Bây giờ tôi mới cảm thấy thực sự bình yên. Không còn canh cánh với mặc cảm bỏ rơi bà ấy. Tuy nhiên, tôi rất muốn được khiêu vũ với bà ấy một lần nữa, chỉ một lần nữa thôi”.

st-net

Đăng tải tại Văn Thơ | Bình luận về bài viết này

Âm nhạc: Hạ nhớ (Thơ Ngọc Duyên. Nhạc & Lời: Trương Thoại Hồng. Trình bày: Hồng Thoại)

Hạ sang rồi…

Ai đó nhớ hay không?

Lời hẹn ước mặn nồng một thời đã …

Ta còn nhớ hoài thương sau tất cả…

Bóng tình ai… vội vã thoáng bên đời.

Hạ sang rồi… cho nỗi nhớ chơi vơi

Ta lữ khách mong người qua bến đợi

Trái tim nhỏ tròng trành khi mùa tới

Ta tìm ta vời vợi phía chân trời.

Tiếp tục đọc
Đăng tải tại Âm Nhạc | Bình luận về bài viết này

Thơ: Hạ về trong nỗi nhớ (Nước xanh)

Thương Nhớ gởi về một người….

Tháng tư đất, trời chuyển mình sang hạ

Em trong veo như thiếu nữ Xuân thì

Hạ ấy đến nay bao lần rồi nhỉ !

Bản tình ca da diết nỗi niềm riêng.

Tháng tư về, ta tìm ta khắc khoải

Và anh ơi! Đã lạc mất nhau rồi.

Tiếp tục đọc
Đăng tải tại Văn Thơ | Bình luận về bài viết này

Âm nhạc: Lạnh phía chân mây (Nhạc và Lời: Hà Thủy. Trình bày: Hồng Thoại)

Bbt. Đã lâu không nhắc lại, có ai trong bạn hữu nhớ đến người bạn thường hay đóng góp bài vở cho Blog dù không cùng học chung trường, chung niên khóa… nhưng đặc biệt là tài văn nghệ sáng tác… Hà Thủy… Đại dịch đã tạm qua, cuộc sống tạm trở lại bình thường, bbt xin giới thiệu một sáng tác mới của Hà Thủy qua giọng ca trầm ấm của cụ ông Hồng Thoại – bạn cùng niên khóa…

Lời: Lạnh phía chân mây (Nhạc và Lời: Hà Thủy)

Từ ngày cách biệt

Một hôm đứng ngóng mây bay

Rồi ngơ ngẩn

Thẩn thờ trông theo ngày tháng

Em đối diện phòng không

Khát khao làn gió hiền

Mà ngọn gió song thưa

Làm lạnh lòng thêm

Một lần đi biệt

Là khi mất dấu ai qua

Tình cách trở

Đợi chờ phai theo màu nắng

Em giấu chặng đường qua

Bước đi lòng hững hờ

Đời thì lắm phong ba

Tình không đợi tình

Không còn ước hẹn

Không còn những ngày đợi mong

Ngọn cỏ úa bên sông

Còn nhớ một tình xanh

Khi tình không còn

Chẳng lẽ không tiếc thương chi tình mình

Trời dài đất rộng

Làm sao biết chốn chim di

Đường bao dặm

Mỏi mòn chân qua ngàn lối

Em mấy cuộc tình qua

Thấy sao lòng vẫn lạnh

Lạnh từ phía chân mây

Lạnh đến … tận hồn …

Lạnh từ phía chân mây

Lạnh đến … tận hồn …

Lạnh từ phía chân mây

Lạnh đến … tận hồn …/-

Đăng tải tại Âm Nhạc | Bình luận về bài viết này

Phân Ưu: Cựu Giáo sư Toán PCT-ĐN Phan Thanh Kế (bbt)

Được tin trễ Cựu Giáo sư Toán PCT-ĐN Phan Thanh Kế

Sinh năm 1939 (Kỷ Mão). Quê quán: xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, Việt Nam. Trước năm 1975 là Giáo Sư Toán trường Trung Học Phổ Thông Công lập Phan Châu Trinh thành phố Đà Nẵng.

Thầy đã từ trần vào lúc 09:30 sáng Thứ Tư ngày 5 tháng 4 năm 2023 (nhằm ngày 15 tháng 2 năm Quý Mão) tại tư gia 32 đường Lê Lai, Thành phố Đà Nẵng. Hưởng thọ 85 tuổi.

Chương Trình Tang Lễ

– Lễ Nhập Quan: vào lúc 06:30 giờ Thứ Năm (ngày 6.4.2023 nhằm ngày 16.2 Quý Mão).

– Lễ Thành Phục: vào lúc 09:00 giờ Thứ Năm (ngày 6.4.2023)

– Lễ Viếng: từ sau giờ Lễ Thành Phục (sau 09:30 giờ sáng ngày Thứ Năm 6.4.2023)

– Lễ Động Quan: vào lúc 06:00 giờ sáng Thứ Hai (10.4.2023) ngằm ngày 20.2 Quý Mão.

– Lễ An Táng: vào lúc 08:00 giờ sáng Thứ Hai (10.4.2023) ngằm ngày 20.2 Quý Mão.

Hương Linh Thầy Phan Thanh Kế sẽ được an táng tại Nghĩa Trang Hòa Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Chúng tôi (con) một số cựu học sinh trường TH.PCT-ĐN niên khóa 1966-1973, xin thành thật chia buồn cùng tang quyến, đồng nguyện cầu hương linh Thầy sớm tiêu diêu miền tiên cảnh.

Tm. toàn thể nhóm Cựu Học Sinh Phan Châu Trinh, Đà Nẵng niên khoá 1966-1973.

Đăng tải tại Phân Ưu, Chúc Mừng | Bình luận về bài viết này

Hòa thượng Thích Như Điển: đôi hàng tiểu sử (Quảng Khai)

Hòa Thượng Thích Như Điển, thế danh Lê Cường, Pháp tự: Giải Minh, Pháp hiệu: Trí Tâm, sinh ngày 28 tháng 6 năm 1949 tại xã Xuyên Mỹ, quận Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.

Học lực: Cử nhân giáo dục và Cao học Phật giáo tại Nhật Bản.

Thân phụ: Ông Lê Quyên, pháp danh: Thị Tế. Thân mẫu: Bà Hồ thị Khéo, pháp danh: Thị Sắc.

Hòa thượng là người con út trong gia đình có 8 anh em (5 trai và 3 gái).

Ngài xuất gia năm 1964 tại Tổ Đình Phước Lâm, Hội An. Thọ giới Sa Di năm 1967 tại Giới đàn Chùa Phổ Đà (đường Phan Châu Trinh), Đà Nẵng, sau đó được Bổn Sư, Cố Hòa Thượng Thích Long Trí ban cho pháp tự là Giải Minh. Năm 1971, thọ Tỳ Kheo giới tại Giới đàn Tu Viện Quảng Đức, Thủ Đức, được được Bổn Sư, Cố Hòa Thượng Thích Long Trí phú cho pháp hiệu là Trí Tâm.

Tiếp tục đọc
Đăng tải tại Đời Sống, Xã Hội | Bình luận về bài viết này