2012 và Giải Nobel (P. 2/3) (Hoa Bắc cực)

Các giải Nobel năm 2012
– Giải Nobel Y Học: được phát vào lúc 16g30 ngày 8-10, giải thưởng đầu tiên trong mùa giải Nobel 2012. Giải được trao cho nhà khoa học Nhật Bản Shinya Yamanaka và nhà khoa học người Anh John Gurdon với công trình “Tái lập nhân tế bào”.

– Giải Nobel Vật Lý: được trao cho nhà vật lý học người Mỹ David Wineland và nhà vật lý người Pháp Serge Haroche về công trình nghiên cứu vật lý lượng tử.

– Giải Nobel Hóa Học: vinh danh hai nhà khoa học Mỹ, tiến sĩ Robert J. Lefkowitz thuộc trung tâm y khoa Đại học Duke và nhà khoa học, tiến sĩ Brian Kobilka thuộc học viện y khoa Đại học Stanford. Công trình nghiên cứu của hai nhà khoa học này tập trung vào việc đột phá về các phản ứng của các thụ thể trong tế bào cơ thể với môi trường chung quanh.

– Giải Nobel Văn Học: được trao cho nhà văn Mạc Ngôn, người Trung quốc, nhà văn có thứ văn chương “hiện thực huyền ảo pha trộn những câu chuyện dân gian, lịch sử và đương đại”.

– Giải Kinh Tế: được trao cho hai giáo sư người Hoa Kỳ, đó là giáo sư: Alvivin E.Roth sinh năm 1951, hiện giảng dạy môn Kinh tế và Quản trị Kinh doanh tại Đại học Harvard (Mỹ). Ông nổi tiếng với các đóng góp về lý thuyết trò chơi, tạo lập thị trường và kinh tế học thực nghiệm. Và giáo sư Lloyd S. Shapley sinh năm 1923, hiện giảng dạy môn Toán và Kinh tế học tại Đại học California (Mỹ). Ông được rất nhiều chuyên gia kinh tế coi là biểu tượng của “Lý thuyết trò chơi”.

Riêng Giải thưởng Nobel Hòa bình 2012 được trao cho Liên minh châu Âu (EU) vì “đã có hơn 6 thập niên đóng góp cho sự tiến bộ của hòa bình và hòa giải, dân chủ và nhân quyền ở châu Âu”.

countries_europe_mapBản đồ các nước trong cộng đồng chung Âu châu – EU được giải Nobel Hòa Bình năm 2012

EU thành lập năm nào? Gồm bao nhiêu quốc gia ?
Sau các cuộc chiến tranh thế giới lần 1 và lần 2, một tổ chức mang tên Cộng Đồng Kinh Tế Âu Châu được thành lập với Hiệp ước Roma vào ngày 25.3.1957 và có hiệu lực kể từ ngày 1.1.1958 gồm 6 quốc gia Bỉ, Pháp, Tây Đức, Ý Đại Lợi, Lục Xâm Bảo, và Hòa Lan với mục đích tìm cách hòa nhập kinh tế. Tổ chức này càng lúc càng mở rộng đến năm 1973 thì thêm 3 nước Đan Mạch, Ái Nhĩ Lan, và Anh quốc, đến năm 1981 thì thêm quốc gia Hy Lạp, rồi đến năm 1986 lại thêm Bồ Đào Nha, và Tây Ban Nha, và đến năm 1995 thì thêm Áo, Phần Lan và Thụy Điển. Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ một số nước vùng Đông Âu được độc lập và năm 2004 tổ chức nhận thêm 10 quốc gia: Kypos, Cộng hòa Tiệp, Eastland, Hung Gia Lợi, Latvia, Litauen, Malta, Ba Lan, Slovakia, và Slovenia. Rồi đến năm 2007 lại thêm Bulgarie, và Romania. Tổng cộng đến nay (2012) đã có 27 quốc gia thành viên, với trên 500 triệu dân. Nhưng Âu châu là một liên lục địa với 44 nước, trong đó có 12 nước là quân chủ lập hiến, các nước còn lại theo chính thể cộng hòa. Hiện nay EU chỉ có 27 quốc gia, nhưng các quốc gia còn lại trong Âu châu kể cả Đông và Tây thì hoặc là đang chờ gia nhập hay sẽ cứu xét gia nhập… Chỉ ngoại trừ 3 nước là Na Uy, Thụy Sĩ, và Iceland (Băng Đảo) là đứng ngoài, nhưng cũng phải có những Hiệp Ước để cùng hòa nhập EU trong thương mại, kinh tế, giáo dục và lao động, v.v… Riêng Na Uy là quốc gia trao giải Nobel Hòa Bình, đặc biệt năm 2012 cho cộng đồng Âu châu (EU), nhưng lại không là thành viên của cộng đồng này, và cũng không sử dụng đồng EU.

Bao nhiêu giải Nobel đã trao?
Tính đến nay đã có tổng cộng 555 Giải Nobel đã được trao, gồm Vật Lý (106), Hóa Học (104), Y Khoa (103), Văn Học (105), Kinh Tế (44), Hòa Bình (93).

Có 44 giải cho 43 phụ nữ. Khôi nguyên trẻ tuổi nhất đọat giải là giáo sư William Lawrence Bragg, người Anh, giải Vật Lý năm 1915, lúc đọat giải mới chỉ 25 tuổi. Khôi nguyên lớn tuổi nhất đọat giải là Leonid Hurwicz, người Hoa Kỳ gốc Nga, giải Kinh Tế năm 2007, lúc đoạt giải ông đã 90 tuổi. Khôi nguyên có tuổi thọ nhất là bà Rita Levi-Montalcini, người Ý, đoạt giải Y Khoa năm 1986 và hiện ở Florence, Ý. Bà được 103 tuổi vào ngày 22.4.2012.

Có 2 người được giải nhưng từ chối nhận đó là tiểu thuyết gia, nhà triết học hiện sinh, nhà soạn kịch, biên kịch, nhà hoạt động chính trị người Pháp, Jean-Paul Sartre, đã từ chối nhận giải Văn Học năm 1964. Giải Hòa Bình năm 1973 được trao cho nhà ngoại giao Hòa Kỳ Henry Kissinger, cùng ông Lê Đức Thọ, người Việt Nam. Ông Henry Kissinger nhận giải nhưng ông Lê Đức Thọ thì từ chối.

Tổ chức Hồng Thập Tự Quốc Tế do ông Jean Henry Dunant (người Thụy Sĩ, sanh ngày 8.5.1828, mất ngày 30.10.1910) sáng lập là tổ chức (người) được 3 lần nhận giải Nobel Hòa Bình vào các năm 1917, 1944, 1963 và chính ông Henry Dunant là người đọat giải Nobel Hòa Bình cùng ông Frederic Passy, người Pháp vào năm 1901 năm đầu tiên phát giải Nobel.

Khôi nguyên đọat 2 lần giải gồm Ông John Bardeen, người Hoa Kỳ với 2 giải Vật Lý vào năm 1956, và 1972. Bà Marie Curie, người Pháp gốc Ba Lan với giải Vật Lý năm 1903, và giải Hóa Học năm 1911. Ông Linus Pauling, người Hoa Kỳ với giải Hóa Học năm 1954 và giải Hòa Bình năm 1962. Ông Frederick Sanger, người Anh với 2 giải Hóa Học vào năm 1958 và 1980. Riêng tổ chức Cao Ủy Liên Hiệp Quốc được 2 lần giải Nobel Hòa Bình vào năm 1954 và 1981.

Đặc biệt hơn nữa là:

Cặp vợ chồng:
– Ông Pierre Curie và Bà Marie Curie, người Pháp cùng đoạt giải Vật Lý vào năm 1903.
– Ông Frederic Joilot và Bà Irene Joilot-Curie, người Pháp cùng đọat giải Hóa Học năm 1935.
– Ông Carl Ferdinand Cori, và Bà Gerty Theresa Cori, nee Radnitz cùng là người Hoa Kỳ gốc Tiệp và cùng đoạt giải Y Khoa năm 1947.
– Ông Gunnar Myrdal, và Bà Alva cùng là người Thụy Điển. Ông Gunnar với giải Kinh Tế năm 1974 và Bà Alva với giải Hòa Bình năm 1982.

Hai mẹ con Bà Irene Joilot-Curie với giải Hóa Học năm 1935, và con là Bà Marie Curie, nee Sklodowska với giải Vật Lý năm 1903, và giải Hóa Học năm 1911.

Hai cha con :
– Cha là Ông Pierre Curie và con là Bà Irene Joilot-Curie, người Pháp. Cha với giải Vật Lý năm 1903, và Con với giải Hóa Học năm 1935.
– Cha là Ông William Gragg, và con là Ông Lawrence Bragg, người Anh và cùng đoạt giải Vật Lý năm 1915.
– Cha là Ông Niels Henrik David Bohr và con là Ông Aage N. Bohr người Đan Mạch. Cha đoạt giải Vật Lý năm 1922 và Con với giải Vật Lý năm 1975.
– Cha là Ông Hans Karl August Simon von Euler-Chelpin và con là Ông Ulf von Euler, người Thụy Điển gốc Đức. Cha với giải Hóa Học năm 1929 và Con sanh tại Thụy Điển với giải Y Khoa năm 1970.
– Cha là Ông Arthur Kornberg và con là Ông Roger D. Kornberg, người Hoa Kỳ. Cha với giải Y Khoa năm 1959 và Con với giải Hóa Học năm 2006.
– Cha là Ông Karl Manne Georg Siegbahn và con là Ông Kai M. Siebahn, người Thụy Điển. Cha với giải Vật Lý năm 1924 và Con với giải Vật Lý năm 1981.
– Cha là Ông Joseph John Thomson và con là Ông George Paget Thomson, người Anh. Cha với giải Vật Lý năm 1906 và con với giải Vật Lý năm 1937.

Và Anh là Ông Jan Tin Bergenm (1903) và Em là Ông Nikolaas Tinbergen (1907), người Hòa Lan. Anh với giải Kinh Tế năm 1969 và Em với giải Y Khoa năm 1973.

Xin Xem Tiếp Phần 3/3

Hoa Bắc cực

Advertisement

About motthoi6673pctdn

nơi gặp gỡ của các chs nk 6673 pctdn và thân hữu
Bài này đã được đăng trong Đời Sống, Xã Hội. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s