Tuy không phải là người Việt Nam nhưng đã có rất nhiều người nước ngoài, từ người “tây”, người “Mỹ” và cả người “Nhật” người “Hàn”… thỉnh thoảng đi lượm rác ở Việt Nam. Họ lượm rác từ Hồ Gươm, Hồ Tây (Hà Nội), đến bãi biển Hạ Long, hay vào tận Sài Gòn… và ngay cả ở Đà Nẵng, hoặc phố cổ Hội An … như là việc cần thiết để làm sạch môi trường… lấy lại vẻ đẹp thiên nhiên của cảnh quang, mang lại màu xanh tươi mát của các công viên, hay đường phố, khu dân cư … mỗi lúc, mỗi ngày mỗi sạnh sẽ hơn…
***
Qua các bản tin, bài viết sưu tầm, đăng tải… đó chỉ là một phần nhỏ… Và cũng không phải chỉ có những người này… mà còn… còn rất nhiều người khác nữa… cũng đã tham gia…
Dưới đây là một vài hình ảnh của các vị khách từ anh sinh viên, đến vị đại sứ, ngay cả các doanh nhân thành đạt, …. tất cả đã lượm rác – nhặt rác….
(Hình 01): Từ Pat – một thanh niên người Anh 28 tuổi, nhặt rác ở bãi biển Nguyễn Tất Thành (Đà Nẵng) trong sự ngạc nhiên của nhiều người;
(Hình 02): Đến cả vị Đại sứ Úc Đại Lợi tại Việt Nam – ông Allaster Cox cũng hưởng ứng nhặt rác tại công viên Thống Nhất Hà Nội;
(Hình 03): Hay các hoa hậu người mẫu nước ngoài cũng đã cùng nhau nhặt rác trên một bãi biển Việt Nam;
(Hình 04): Các nữ sinh người Hàn quốc xách túi “xin” rác ở Hà Nội;
(Hình 05 và Hình 06): Và những người nước ngoài cặm cụi nhặt rác quanh Hồ Gươm đã trở thành việc “bình thường” ở Hà Nội;
…
Đó là người nước ngoài, chứ nói đến người Việt “mình” thì ngoài những người có hoàn cảnh “khó khăn” đi lượm rác vì “mưu sinh” như chuyện ông Cảnh bà Nguyên ở xã hợp thành (xem bài đã đăng) hoặc các em nhỏ đi lượm rác trong bài một câu chuyện kể của vị linh mục (xem bài đã đăng) đến các em nhỏ khác đi lượm rác ở các bãi rác giúp cha mẹ và gia đình ”mưu sinh”…
Nay xin tạm quay lại phố cổ Hội An… cũng có người lượm rác, nhưng đặc biệt là không phải trẻ, và cũng không vì ”mưu sinh”. Đó là Cụ Bà Lê Thị Phương, số nhà 220, đường Lý Thường Kiệt, TP Hội An (Quảng Nam). Việc không phải ai cũng làm được và càng khó hơn khi ở cái tuổi như cụ… Cụ Bà đã vào tuổi 84, nhưng đã xách bao đi bộ hơn 5 cây số qua nhiều tuyến đường mỗi ngày để nhặt rác. (Hình 07)
Có lúc, trong khi đi nhặt rác, người ta tưởng cụ là người ăn trộm. Có người đã đuổi cụ ra khỏi quán vì sợ lấy đồ đạc. Nhưng cụ vẫn âm thầm bước đi, không nói lại một lời nào cả. Cụ chỉ lấy những gì người ta cho. Không những rác mà cả những gói bánh, trái cây hư… trong những thùng rác bà cũng nhặt. Những thứ này cụ đem cho nhà người quen làm thức ăn gia súc chứ ít khi mang về nhà.
Điều lạ hơn, khi đi lượm rác, gặp đinh hay vật gì có thể gây ảnh hưởng đến người tham gia giao thông, dù không ai bảo, cụ vẫn nhặt, cho vào bao…
Bà cho hay: “Năm ngoái, con tui giấu hết bao, không cho đi có mấy ngày mà chịu không được… Chân tay tê cứng hết lại. Chờ lúc con cháu đi vắng hay nghỉ trưa thì tui lại đi lượm rác. Tôi nhặt rác như là cái nghiệp, không đi là không được…”.
Hàng ngày, cụ đi nhặt lại những gì người ta đã bỏ đi, đó là công việc của cụ và cụ thấy mình vui hơn trong cuộc sống. Cụ thấy tuổi già của mình có ý nghĩa hơn một chút khi còn đi lại nhiều nơi, nhặt nhạnh những gì người ta bỏ đi. Khi mà các bãi rác ở nhiều nơi đang trong trình trạng quá tải thì công việc bé nhỏ của cụ Phương lại mang một ý nghĩa xã hội không hề nhỏ..
Việc nhặt rác, lượm rác … hay chỉ ý thức việc bỏ rác vào đúng nơi, đúng chỗ… không khó. Thế nhưng công việc nhặt rác quanh Hồ Gươm vào sáng Chủ nhật hàng tuần đã được ông Ninomiya – một doanh nhân người Nhật Bản khởi xướng hơn một năm nay xuất phát từ tình yêu Hà Nội, yêu nét đẹp của Hồ Gươm.
Và nếu có ai hỏi những người dân xung quanh Hồ Gươm về những “ông Tây” nhặt rác, nhiều người gật gù bảo có biết nhưng cũng có người ngạc nhiên: “Tây mà cũng nhặt rác ư?”.
Hành trình lượm rác, nhặt rác của ông Ninomiya bắt đầu từ đầu phố Đinh Tiên Hoàng, rồi quanh Hồ Gươm. Ban đầu ông làm một mình, rồi dần dần các đồng nghiệp của ông tình nguyện tham gia, và đến nay đã có không ít người không hề quen biết ông cũng đi nhặt rác.
Và Đội (HỘI) nhặt rác của ông hiện tại có khoảng 50 thành viên trong đó có không ít bà mẹ đã đưa con nhỏ của mình cùng tham gia, có cả những sinh viên ở các trường đại cao đẳng ở Hà Nội và các vùng lân cận.
Cuối tuần ghi lại đôi điều. Bạn nghĩ gì khi đọc và xem những bài cùng hình ảnh đính kèm trong loạt bài ”Lượm Rác” ”Nhặt Rác” này?
bbt – biên soạn từ nhiều nguồn tin trên các báo vnexpress, Giác Ngộ, Báo Mới, QNĐN…