Thơ Xuân một thuở (13): Hồ Xuân Hương (st-net)

Bbt. 365 ngày Chó chiễm chệ đã đang và trên đường nhường chỗ cho Heo ngự trị… Mai vàng, Đào đỏ thắm tươi, khoe sắc màu. Từ đó người cũng đẹp và tươi ra, nét mặt như hân hoan, vui vẻ hơn… Bên tách trà nóng, đĩa mứt gừng cay cay, mứt dừa ngọt bùi, … con người hòa cùng cảnh vật chung quanh … bbt một lần nữa mời quý bạn và thân hữu cùng nhau ôn cố tri tân, thưởng thức lại một số bài thơ của các thi sĩ nổi tiếng sáng tác về Xuân mà bbt đã sưu tập từ nhiều nguồn net. Kỳ này là Nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Sơ lược tiểu sử:

Hồ Xuân Hương (chữ Hán:胡春香, 1772–1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX (vẫn còn nhiều tranh cãi). Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu lâu, nhưng hậu thế có thi sĩ Xuân Diệu đã mạo muội tôn Hồ Xuân Hương làm Bà chúa thơ Nôm.

Thơ Hồ Xuân Hương luôn được trình bày theo phong cách thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt, bút pháp được nhận định là điêu luyện nhưng phần chữ Nôm nhiều phần đặc sắc hơn chữ Hán. Ý tưởng trong thơ cũng rất táo bạo, dù là điều cấm kị đối với lễ giáo đương thời. Cho nên, Hồ Xuân Hương được xem như hiện tượng kỳ thú của dòng thi ca cổ điển Việt Nam khi tích cực đưa ra cái nhìn đối lập với truyền thống đạo đức, nhưng không vì thế mà tự trở nên suy đồi. Tựu trung, các di tác phần nào cho phép hậu thế thấy thực trạng tang thương ở thời đại bà sống và cả quá trình mục rữa của nhiều lề lối cũ.

Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình, có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là “thanh thanh tục tục”.

“Tập thơ “Lưu hương ký” mang bút danh của nữ sĩ do ông Trần Thanh Mại phát hiện và công bố trên thi đàn vào năm 1964 gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ Nôm. Với một nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ viết về tâm sự và những mối tình của mình với những người bạn trai.

Trước đó không lâu, năm 1962, đã có học giả Trần Văn Giáp đăng trên báo Văn Nghệ (Hà Nội) 5 thi phẩm chữ Hán được cho là của Hồ Xuân Hương. Nhưng mãi đến năm 1984, học giả Hoàng Xuân Hãn mới dịch nghĩa và đăng trên tập san Khoa Học Xã Hội (Paris), lại đặt nhan đề lần lượt là Độ hoa phong, Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Trạo ca thanh, Thủy vân hương.

Dưới đây là 2 bài thơ với tiêu đề: Cảm cựu tống tân xuân chi tác kỳ 1 và kỳ 2. Đề bài thơ hơi lạ. Người ta thường nói “Tống cựu nghênh tân” (tiễn năm cũ, đón mừng năm mới), ở đây thì lại “Cảm cựu tống tân xuân” (cảm năm cũ, tiễn năm mới).

1. Cảm Cựu Tống Tân Xuân Chi Tác Kỳ 1 (Cảm Năm Cũ, Tiễn Xuân Mới Kỳ 1)

Xuân này nào phải cái xuân xưa,
Có sớm ư? thời lại có trưa.
Cửa đông hoa còn thưa thớt bóng,
Buồng thoa oanh khéo dập dìu tơ
Phong lưu trước mắt bình hương nguội,
Quang cảnh trong đời chiếc gối mơ.
Cân vàng nửa khắc xuân lơ lửng,
Phố liễu trăm đường khách ngẩn ngơ.

o0o

2. Cảm Cựu Tống Tân Xuân Chi Tác Kỳ 2 (Cảm Năm Cũ, Tiễn Xuân Mới Kỳ 2)

Mới biết vị đời chua lẫn ngọt
Mà xem phép tạo nắng thì mưa.
Tri âm đắp nửa chăn còn ngắn,
Bức vách nghe xa tiếng đã thừa.
Nếm mía vụ này ngon những ngọn,
Trông gương ngày nọ bẵng như tờ.
Xưa nay còn có đâu hơn nữa,
Hay những từ đây, phải thế chưa ?/-

bbt, st-net

Advertisement

About motthoi6673pctdn

nơi gặp gỡ của các chs nk 6673 pctdn và thân hữu
Bài này đã được đăng trong Văn Thơ, Xuân. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s