Bà huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh (1805 – 1848) là nữ thi sĩ tài danh của Việt Nam trong thời kỳ phức tạp rối ren đầu thế kỷ XIX. Sinh ra trong môi trường văn hóa nho sĩ Bắc Hà, lại trải đủ những biến động chốn quan trường ô trọc phù phiếm, bà viết thơ như trút bầu tâm sự trên những dặm đường phiêu bạt. Thơ của bà thường vịnh những cảnh rộng dài hoang vắng tịch liêu, hay trực tiếp nói lên tâm tình của người lữ hành cô đơn lưu lạc, lúc nào cũng đau đáu một niềm hoài cổ, một sự luyến tiếc về thời vàng son mơ hồ trong dĩ vãng.
Bà huyện Thanh Quan là một nữ sĩ thời Nguyễn. Tiểu sử của bà không được đầy đủ lắm. Người ta chỉ biết bà là ái nữ của một vị danh Nho, sinh quán tại làng Nghi Tàm, huyện Thọ Xương (nay là Hoàn Long, tỉnh Hà Đông). Lập gia đình với ông Lưu Nghị, tự là Lưu Nguyên Uẩn, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông.
Cảnh Thu
Thánh thót tầu tiêu mấy giọt sương
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ
Xanh um cổ thụ tròn xoe tán
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ
Bầu dốc giang sơn say chấp ruợu
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ
Cho hay cảnh cũng ưa nguời nhỉ
Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ.
Phụ Chú: Cảnh thu, Tức cảnh Chiều thu.
PS. Bài thơ này hiện nay vẫn chưa rõ là của Bà huyện Thanh Quan hay của Hồ Xuân Hương. Có bản chép tiêu đề là Cảnh thu.
st-net