Nguyễn Công Trứ tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, là nhà chính trị, nhà quân sự và nhà thơ Đại Nam thời nhà Nguyễn. Ông làm quan qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Ông nổi bật về việc khai hoang, mộ dân ở trung châu miền Bắc Việt Nam, và lập nhiều chiến công trong việc đánh dẹp các cuộc nổi dậy chống triều đình và trong Chiến tranh Việt–Xiêm (1841–1845).
Ông sinh ngày mồng 1, tháng 11, năm Mậu Tuất (tức ngày 19 tháng 12 năm 1778) tại huyện lỵ Quỳnh Côi, phủ Thái Bình. Thân phụ là Ðức Ngạn Hầu Nguyễn Công Tấn quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, tri phủ Tiên Hưng – Thái Bình, thân mẫu là Nguyễn Thị Phan, con gái quan Quản nội thị tược Cảnh Nhạc Bá dưới triều vua Lê – chúa Trịnh. Ông mất ngày 14/11 năm Mậu Ngọ (tức ngày 7/12/1858), thọ 80 tuổi tại quê nhà làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân.
Vịnh mùa thu (Nguyễn Công Trứ)
Trời thu phảng phất gió chiều,
Mây về Ngàn Hống buồm treo ráng vàng.
Sang thu tiết hơi may hiu hắt,
Cụm sen già lã chã phai hương.
Sương giày giậu trúc đóa hoa vàng,
Son nhuộm non đào cành lá đỏ.
Lãnh vũ như ti trùng chức dạ,
Tình thiên tác chỉ nhạn thư không.
Phúc đâu đâu một trận hảo phong,
Trên cung Quảnh xa đưa hương quế.
Giời biếc biếc, nước xanh xanh một vẻ,
Khéo hoá công khéo vẽ nên đồ.
Một năm được mấy mùa thu.
st-net