Lễ Tạ Ơn và Mùa Vọng (Hoa Bắc cực)

Most radical, extreme views. Images: William Bradford; contemporary. reconstruction of Plymouth Plantation homes.

1. Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving)

Thanksgiving – Lễ Tạ Ơn là ngày lễ được người dân Hoa Kỳ với tất cả các sắc dân thuộc địa gốc thổ dân bản xứ cũng như nhập cư, trân trọng đón mừng qua các nghi thức tín ngưỡng, tôn giáo bằng một thời gian nghỉ cuối tuần dài ngày, đặc biệt năm nay từ Thứ Năm 28.11.2019 cho đến Chủ Nhật 1.12.2019 – Mùa Vọng đầu tiên Mừng Chúa Giáng Sinh năm 2019. Nhân dịp này gia đình, người thân quen, bạn bè, … cùng nhau quay quần tụ họp, tặng quà, chúc tụng nhau, … rồi cùng nhau ăn uống với những bữa tiệc vui không bao giờ thiếu món gà tây nướng truyền thống để kỷ niệm một ngày mà tổ tiên họ từ thời lập quốc đã dành để bày tỏ sự cảm tạ và lòng biết ơn Thượng Đế đã ban cho họ gặt hái được mùa màng tốt tươi và một đời sống ấm no hạnh phúc sau một mùa đông rét buốt và đói lạnh.

Ngày Lễ Tạ Ơn này bắt đầu từ Plymount, lúc bấy giờ là một thuộc địa của đế quốc Anh (nay là một thành phố thuộc tiểu bang Massachusetts) (1), và được Thống Đốc William Bradford (2) công bố là “Ngày Lễ Tạ Ơn” (“A Day of Thanksgiving”). Lúc đầu, việc tổ chức ăn mừng ngày Lễ Tạ Ơn có tính địa phương, cá nhân riêng rẽ, không vào thời gian nhất định nào.

Sau cuộc cách mạng chống lại chế độ thuộc địa của Đế quốc Anh thành công, Tổng Thống George Washington (3) công bố ngày Lễ Tạ Ơn là ngày 26-11-1789. Nhưng mãi đến năm 1941, Quốc Hội Hoa Kỳ mới thông qua Đạo luật ấn định rằng “Ngày Lễ Tạ Ơn” (“Thanksgiving Day”) là ngày Thứ Năm tuần lễ thứ tư của tháng 11 hàng năm.

Từ đầu đây chỉ là Ngày Lễ Tạ Ơn của người Hoa Kỳ, nhưng dần dần ngày này đã lan rộng và có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều người ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới; nhất là những người có cơ hội tiếp cận và chịu ảnh hưởng nền văn hóa đa chủng tại Hoa Kỳ. Trong đó đặc biệt nhất là văn hóa ứng xử, giao tế (“làm ơn” và “biết ơn”). Văn hóa này được thể hiện qua những lời “Cảm Ơn” ngắn gọn nhưng phổ quát và đã trở thành câu nói đầu môi trong giao tế của không chỉ riêng người Hoa Kỳ mà hầu như các quốc gia khác từ một việc nhỏ, rất nhỏ đến các việc lớn.

Một ý nghĩa văn hóa khác của ngày Lễ Tạ Ơn là ngày mua sắm quà tặng… cho mùa Giáng Sinh vào tháng 12 kế tiếp hay ngày mua sắm vật dụng cho gia đình… vào một ngày truyền thống Thứ Sáu sau ngày Lễ Tạ Ơn, mang tên “Thứ Sáu Đen – Black Friday”. Ngày này là ngày nhiều mặt hàng được “Đại Hạ Giá” …. Nhìn chung thì đây là một trong những dịp kinh doanh tốt nhất trong năm không chỉ cho các doanh nhân, dân chúng người tiêu thụ, mà cả chính phủ trong việc thúc đẩy mãi lực mua sắm…. của người dân trước khi kết toán bước sang năm mới….

2. Mùa Vọng

Năm nay Chủ Nhật sau ngày Lễ Tạ Ơn là ngày Chủ Nhật Mùa Vọng đầu tiên trước ngày Mừng Chúa Giáng Sinh năm 2019.

Mùa Vọng là khoảng thời gian 4 tuần trước lễ Giáng sinh. … Bằng nhiều hình thức, có thể là bốn vòng hoa hay bốn ngọn nến, nhiều nơi sử dụng nó để đánh dấu thời gian cho bốn tuần của Mùa Vọng với 4 ý nghĩa tượng trưng: “Hy vọng”, “Tin tưởng”, “Niềm vui” và “Tình yêu”.

Qua đó ta thấy Mùa Vọng có một nghĩa hướng về tương lai, tức chuẩn bị tâm hồn các tín hữu đón chờ Chúa Kitô trở lại và một nghĩa quay về quá khứ, tức mừng biến cố Giáng Sinh lịch sử của Con Thiên Chúa, một biến cố làm chuyển đổi tất cả lịch sử nhân loại. Với hai ý nghĩa này, Mùa Vọng được xem như mùa sốt sắng và hân hoan mong đợi cho những ai có niềm tin vào Đức Chúa Jesus Kitô nói chung.

Hiểu như vậy, chúng ta mới thấy Lễ Giáng Sinh có một ý nghĩa trọng đại trong từng năm của cuộc đời mình. Nhờ đó, ta biết chuẩn bị bằng cách cải đổi tâm hồn mình như thế nào để được sống đúng-tốt với tất cả mọi người, mọi sanh linh hiện hữu trên thế gian này.

Riêng Na Uy, quốc gia tôi đang định cư – thì Tin Lành giáo được xem là quốc giáo hơn ngàn năm nay, nhưng nay đã và đang dần thay đổi vì có thêm nhiều niềm tin tôn giáo khác kể từ khi có người di trú, di cư, tị nạn… đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới.

Nhưng dù đến từ đâu đi nữa thì Mùa Vọng mỗi lần lễ Giáng Sinh về cũng đều mang đến cho tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo, màu da tại đất nước này nhiều niềm tin và hy vọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống như: hạnh phúc, khoan dung, hòa bình, và lạc quan, … sẽ đến với mọi người, nên cứ đến ngày Chủ nhật đầu tiên của Mùa Vọng thì đâu đâu ở Na Uy, từ cá nhân gia đình đến xã hội, cộng đồng cũng là ngày mà tất cả các ngọn đèn, dây đèn treo trên cây Giáng Sinh được thắp sáng, và cây nến đầu tiên trong 4 cây tượng trưng ch 4 tuần (4 Mùa Vọng) được thắp lên.

Ngày này đoạn 1 của ca khúc “Thắp nến” được hát lên. Với ý nghĩa chính yếu là 1 ngọn nến được thắp sáng trên trái đất nhỏ bé này, và trên bầu trời các ngôi sao chiếu sáng. Chúng ta tất cả hãy cùng sống trong sự chia sẻ niềm hy vọng mọi điều tốt đẹp với nhau…

Riêng tôi trong cái lạnh của mùa đông tuyết trắng, vẫn thấy chút nào đó ấm áp khi được cùng hòa chung với mọi người để cùng chia sẻ niềm vui, niềm hy vọng, điều tốt đẹp.

Tuy vậy trong tâm khảm của riêng mình, tôi vẫn luôn nghĩ đến quê hương đất nước nơi biết bao người đang khốn khó trăm bề, nơi không ít những đứa bé bơ vơ thiếu thốn, nơi những người bạn xa gần của tôi nhất là những người bạn đang mang tật bệnh, và cũng không ít những người bạn đang phải khốn đốn lo toan với cuộc sống… hoặc những người bạn gặp những khó khăn khác trong cuộc đời, hay những người bạn đang cô đơn lẻ chiếc, lặng thầm…

Mùa Vọng với cây nến đầu tiên này xin cầu mong cho tất cả những người bạn của tôi cũng như tất cả mọi người, trong những ngày tới sẽ sớm có được những niềm vui trong sáng, những khó khăn, tật bệnh sẽ trôi qua hay những cô đơn, thầm lặng sẽ được có người chia sẻ để mỗi sáng mai thức dậy, tất cả chúng ta cùng thấy được một ngày mới với đầy tình thương yêu, sẻ chia.

Cũng nhân dịp đốt cây nến đầu tiên trong ngày Chủ Nhật đầu Mùa Vọng này xin cùng nhau cầu nguyện, và hy vọng môi trường sinh sống bất kỳ đâu, đặc biệt tại quê hương nơi tôi được sanh ra, lớn lên và ra đi sẽ bớt bị ô nhiễm, môi trường thiên nhiên sẽ không còn bị tàn phá, thiêu rụi, … cũng như cả thế gian này sớm xóa tan đi những hận thù, những phân biệt màu da sắc tộc, những ích kỷ đê hèn, tàn bạo… để mọi người ai ai cũng được hòa nhau sống, sống trong hạnh phúc, tự do cũng như cùng được hít thở không khí trong lành, … và luôn yêu thương nhau sống trong hòa bình, hạnh phúc.

Hoa Bắc cực

Phụ Chú:

(1) Massachusetts là một tiểu bang đông dân cư nhất của khu vực New England, vùng Đông Bắc Hoa Kỳ. Thủ đô của Massachusetts và là thành phố lớn nhất của vùng New England là Boston.

(2) William Bradford sinh ngày 19 tháng 3 năm 1590 ở Austerfield, Vương quốc Anh. Ông là một người theo chủ nghĩa ly khai người Anh gốc từ West Riding, Yorkshire ở miền Bắc nước Anh. Ông di chuyển đến Leiden ở Hòa Lan để thoát khỏi cuộc đàn áp của Vua James I của Anh, và sau đó di cư đến thuộc địa Plymouth, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ trên chuyến tàu Mayflower năm 1620. Ông mất ngày 9 tháng 5 năm 1657 ở Plymouth, lúc ông 67 tuổi.

Ông làm Thống đốc thuộc địa Plymouth 5 lần kể từ năm 1621 đến 1956, tổng cộng là 28 năm.

(3) George Washington: Sanh ngày 22.2.1732 và mất ngày 14.12.1799. Ông là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799. Ông đã lãnh đạo người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ với tư cách là tổng tư lệnh Lục quân Lục địa năm 1775–1783, và ông cũng đã trông coi việc viết ra Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787. Quốc hội nhất trí chọn lựa ông làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (1789–1797). Với tư cách là tổng thống, ông đã xây dựng một chính quyền quốc gia mạnh mẽ và giàu tài chính mà đã tránh khỏi chiến tranh, dập tắt nổi loạn và chiếm được sự đồng thuận của tất cả người Mỹ. Ông hiện nay được biết như vị cha già của nước Mỹ.

Khi mất, ông được táng tụng như là “người đầu tiên trong chiến tranh, người đầu tiên trong hòa bình, và người đầu tiên trong lòng dân tộc của ông”.

Các học giả lịch sử luôn xếp ông là một trong số hai hoặc ba vị tổng thống vĩ đại nhất.

Advertisement

About motthoi6673pctdn

nơi gặp gỡ của các chs nk 6673 pctdn và thân hữu
Bài này đã được đăng trong Đời Sống, Xã Hội. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s