Giải Nobel Hòa Bình (Hoa Bắc cực)

Giải Nobel Hòa Bình là một trong những giải Nobel được gọi theo tên một nhà hóa học, một nhà kỹ nghệ, một nhà sản xuất vũ khí, một người phát minh ra thuốc nổ (dynamite), một nhà văn, một nhà soạn kịch … và là nhà triệu phú người Thụy Điển – Alfred Bernhard Nobel. Ông sanh ngày 21 tháng 10 năm 1833 và mất vào ngày 10 tháng 12 năm 1896.

Ông đã dùng tài sản của mình để sáng lập ra Giải thưởng Nobel trong đó có nguyên tố hóa học Nobelium được đặt theo tên của ông.

Giải Nobel gồm các Giải: Vật Lý, Hóa Học, Y Khoa, Văn Học, Kinh Tế, Nobel Hòa Bình mà theo di chúc ông để lại nên được trao “cho người đã có những đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hòa bình”. Có nhiều người cho rằng Nobel đã lập ra giải thưởng này như một cách để đền bù cho các chất nổ, phát minh của ông vốn được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh như dynamit hay ballistite.

Giải Nobel Hòa bình được trao hàng năm vào ngày 10 tháng 12, ngày mất của Alfred Nobel tại thủ đô Oslo của Na Uy. Trong khi phần lớn các giải Nobel khác được trao tại Thụy Điển và do một ủy ban của Thụy Điển quyết định, thì người hoặc tổ chức được xét trao giải Nobel Hòa bình sẽ được quyết định bởi Ủy ban Nobel Na Uy gồm 5 người do Quốc hội Na Uy bầu chọn.

Ủy Ban này được thành lập đầu tiên vào ngày 1.2.1904, và hiện nay (2019) gồm:

  1. Bà Berit Reiss-Andersen (sanh năm 1954). Chủ tịch Ủy Ban. Bà là thành viên Ủy Ban từ năm 2012. Và được tái đắc cử từ năm 2018 cho đến 2023.

– Ông Henrik Syse (sanh năm 1966). Phó Chủ tịch Ủy Ban, là thành viên của Ủy Ban từ năm 2015. được bầu trong nhiệm kỳ từ năm 2015 đến năm 2020.

– Ông Thorbjørn Jagland (sanh năm 1950). Là thành viên của Ủy Ban từ năm 2009. Ông được bầu lại trong nhiệm kỳ từ năm 2015 cho đến năm 2020.

– Bà Anne Enger (sanh năm 1949). Được bầu vào Ủy Ban nhiệm kỳ từ 2018 đến 2020.

– Ông Asle Toje (sanh năm 1975). Được bầu vào Ủy Ban nhiệm kỳ từ 2018 đến 2023.

Lễ trao giải không phải lúc nào cũng diễn ra tại Tòa thị chính thủ đô Oslo (Raadhus). Trong những năm đầu tiên, từ 1901-04, lễ trao giải đã diễn ra tại Quốc Hội. Từ năm 1905 đến năm 1946, được diễn ra tại Viện Nobel (không có giải thưởng nào được trao trong thời gian Chiến tranh thế giới). Sau đó từ năm 1947 đến 1989, Giải được trao tại sảnh đường Viện Đại học Oslo. Nhưng sảnh đường Viện Đại học Oslo càng lúc càng nhỏ so với số người tham dự, buổi lễ trao giải đã được chuyển đến Tòa thị chính thủ đô Oslo, nơi có chỗ cho khoảng 1000 khách tham dự ngoài phương tiện truyền thông.

Sở dĩ Lễ trao giải Nobel Hòa Bình diễn ra tại Na Uy vì vào thời điểm Alfred Nobel viết di chúc, Thụy Điển và Na Uy gần như là một liên bang, trong đó Chính phủ Thụy Điển chịu trách nhiệm lĩnh vực đối ngoại còn Quốc hội Na Uy chịu trách nhiệm lĩnh vực đối nội. Alfred Nobel chưa bao giờ giải thích lý do tại sao ông lại chọn Na Uy là nước chịu trách nhiệm xét giải Nobel Hòa bình chứ không phải Thụy Điển, nhưng nhiều người cho rằng có lẽ Albert Nobel muốn loại trừ việc các chính phủ nước ngoài có thể thao túng Giải Nobel Hòa Bình, vì vậy ông đã chọn Na Uy, vốn không chịu trách nhiệm về quan hệ đối ngoại.

Chương trình Lễ trao giải đã trở thành một truyền thống trong đó có đầu tiên là bài phát biểu của người đứng đầu Ủy ban Nobel Na Uy, giới thiệu lý do chọn lựa nhân vật, tổ chức được tuyển chọn và nghi thức trao giải gồm huy chương, bằng khen và một khoản tiền trị giá 9 triệu tiền Thụy Điển tương đương khoản 950 ngàn USD. Sau đó là bài thuyết trình, bài phát biểu của người, tổ chức được giải thưởng… đây là cơ hội để trình bày thông điệp hòa bình của mình dưới hình thức cá nhân và toàn diện.

Và buổi lễ ngoài Ủy ban Nobel và thư ký, kể từ năm 1905, đã có một truyền thống mà đại diện của hoàng gia đều có mặt còn có đại diện của Chính phủ, Quốc Hội, và những vị khách đặc biệt được mời.. Năm nay phía Hoàng gia Na Uy hiện diện gồm vợ chồng nhà Vua Harald 5, hoàng hậu Sonja và vợ chồng Hoàng Thái Tử Haakon và Công nương Mette Marit.

Năm nay có tổng cộng 301 ứng cử viên (người được đề nghị) trong đó có 223 nhân vật và 78 tổ chức, hội đoàn. Năm có số ứng cử viên nhiều nhất tính đến nay là năm 2016 với 376 ứng cử viên.

Ủy ban Nobel Na Uy năm nay đã quyết định: Giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2019 sẽ thuộc về Thủ tướng Abiy Ahmed Ali (sanh ngày 15.8.1976) của Ethiopia với những nỗ lực vì hòa bình và hợp tác liên chính phủ. Đặc biệt với sáng kiến của ông để giải quyết xung đột biên giới với nước láng giềng Eritrea. Giải thưởng cũng là một sự ghi nhận của tất cả những nỗ lực vì hòa bình và hòa giải ở Ethiopia và phía đông và đông bắc châu Phi.

Phụ ghi: Alfred Nobel đã để lại phần lớn tài sản của ông, hơn 31 triệu SEK (ngày nay khoảng 1,702 triệu SEK) để được chuyển đổi thành quỹ Nobel trao cho các giải Nobel hàng năm cho những người trong năm trước đã mang lại lợi ích lớn nhất cho nhân loại.

Hoa Bắc cực

Advertisement

About motthoi6673pctdn

nơi gặp gỡ của các chs nk 6673 pctdn và thân hữu
Bài này đã được đăng trong Đời Sống, Xã Hội. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s