Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Hoa Bắc cực)

10.12 năm nay là lần kỷ niệm lần thứ 71 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền – đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua và tuyên bố vào ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp “bản tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền, là thước đo chung cho tất cả các nước và tất cả các dân tộc đánh giá việc thực hiện mục tiêu mà mọi cá nhân và mọi tổ chức trong xã hội, trên cơ sở luôn ghi nhớ Bản tuyên ngôn này, sẽ thúc đẩy sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người thông qua truyền bá và giáo dục, cũng như sẽ đảm bảo cho mọi người dân, ở chính các nước thành viên của Liên Hợp Quốc và ở các lãnh thổ thuộc quyền quản lý của mình, công nhận và thực hiện những quyền và tự do đó một cách có hiệu quả thông qua những biện pháp tích cực, trong phạm vi quốc gia hay quốc tế”.

Điều khoản cuối cùng của bản Tuyên ngôn có viết “Không được phép diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản tuyên ngôn này”.

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được dịch ra 500 thứ tiếng, đặt căn bản trên nguyên tắc “mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền.” Nguyên tắc này vẫn thích ứng đối với mỗi người, mỗi ngày.

Năm 2018 là lễ kỷ niệm 70 năm Bản Tuyên Ngôn có ảnh hưởng đặc biệt này, và để ngăn ngừa những nguyên tắc thiết yếu của tuyên ngôn bị xói mòn, Liên hiệp quốc thúc đẩy mọi người ở mọi nơi “Đứng lên vì nhân quyền”: http://www.standup4humanrights.org.

Tuyên Ngôn này được nhiều học giả trên thế giới cùng soạn thảo, trong đó, có:

– John Peters Humphrey, người Gia Nã Đại, sanh ngày 30.4.1905 và mất ngày 14.3.1995. Ông là thầy giáo, luật sư và là người chuyên tranh đấu về nhân quyền;

– René Cassin, người Pháp, là luật sư, thẩm phán, là người chuyên tranh đấu về nhân quyền và đã nhận giải Nobel Hòa Bình vào năm 1968 cho những việc tranh đấu cho Nhân quyền của ông. Ông sanh ngày 5.10.1887 và mất ngày 20.2.1976;

– P. C. Chang, tên đầy đủ Peng Chun Chang, là người Trung Hoa. Ông sanh năm 1982 tại Tianjin, Trung Hoa và mất năm 1957 tại tư gia ở Nutley, New Jersey, Hoa Kỳ. Ông là một học giả, triết gia, nhà viết kịch, nhà hoạt động nhân quyền và nhà ngoại giao Trung Hoa;

– Charles Habib Malik, là một học giả, nhà ngoại giao và triết gia người Libanon. Ông từng là đại diện của Libanon tại Liên Hợp Quốc, Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền. Ông sanh năm 1906 tại Btottam, Libanon và mất năm 1987 tại Beirut, Libanon.

– Eleanor Roosevelt là phu nhân của vị Tổng Thống thứ 32 của Hoa Kỳ, Franklin Delano Roosevelt. Ông làm tổng thống từ 4.3.1933 đến 12.4.1945. Và bà là cháu gái của Cựu Tổng thống Theodore Roosevelt. Bà đã đóng góp quan trọng như một nhà cải cách xã hội, là nhà văn, và là một nhà nữ quyền nổi bật. Bà sanh ngày 11.10.1884 tại Nữu Ước, Hoa Kỳ và mất ngày 7.11.1962 cũng tại Nữu Ước, Hoa Kỳ.

Hoa Bắc cực

Advertisement

About motthoi6673pctdn

nơi gặp gỡ của các chs nk 6673 pctdn và thân hữu
Bài này đã được đăng trong Đời Sống, Xã Hội. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s