
(1) Đại văn hào Tolstoy: Bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy’ (tiếng Nga: Лев Николаевич Толстой; phiên âm: Lép Ni-cô-lai-ê-vích Tôn-xtôi. Ông sinh ngày 28 tháng 8 năm 1828 và mất ngày 20 tháng 11 năm 1910. Ông là một tiểu thuyết gia người Nga, nhà triết học, người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ, tín hữu Cơ Đốc giáo, nhà tư tưởng đạo đức và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoy.
Ông được mọi người yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà tiểu thuyết gia khác, và ông đặc biệt nổi tiếng với kiệt tác Chiến tranh và Hoà bình và Anna Karenina; miêu tả sự phóng khoáng và hiện thực của cuộc sống Nga, hai tác phẩm là đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực. Là một nhà luân lý, ông nổi tiếng với tư tưởng kháng cự bất bạo động, được thể hiện xuyên suốt các tác phẩm của mình như Vương quốc Chúa Trời trong bạn, điều đã có ảnh hưởng tới những nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ XX như Mahatma Gandhi và Martin Luther King, Jr.

(2) Tiểu thuyết gia Kim Dung: Kim Dung (10 tháng 3 năm 1924 – 30 tháng 10 năm 2018) là một trong những nhà văn có tầm ảnh hưởng nhất đến văn học Trung Quốc hiện đại. Ông còn là người đồng sáng lập của nhật báo Hồng Kông Minh Báo, ra đời năm 1959 và là tổng biên tập đầu tiên của tờ báo này.
Từ năm 1955 đến năm 1972, ông đã viết tổng cộng 14 cuốn tiểu thuyết và 1 truyện ngắn. Sự nổi tiếng của những bộ truyện đó khiến ông được xem là người viết tiểu thuyết võ hiệp thành công nhất lịch sử. 300 triệu bản in (chưa tính một lượng rất lớn những bản lậu) đã đến tay độc giả của Trung Hoa đại lục, Hồng Kông, Đài Loan, châu Á và đã được dịch ra các thứ tiếng Việt, Hàn, Nhật, Thái, Anh, Pháp, Indonesia. Tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim truyền hình, trò chơi điện tử.
Tên ông được đặt cho tiểu hành tinh 10930 Jinyong (1998 CR2), là tiểu hành tinh được tìm ra trùng với ngày sinh âm lịch của ông (6 tháng 2). Tháng 2 năm 2006, ông được độc giả gọi là nhà văn được yêu thích nhất tại Trung Quốc. Ông là người sùng đạo Phật, rất yêu thiên nhiên và động vật, đặc biệt ông có nuôi một con chó Trùng Khánh.

(3) Nhà văn Tiền Chung Thư: Qian Zhongshu (Tiền Chung Thư). Ông là một nhà văn Trung Quốc, sinh ngày 21 tháng 11 năm 1910 tại Giang Tô và mất ngày 19 tháng 12 năm 1998 tại Bắc Kinh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thọ 88 tuổi.
Ông từng theo học tại Trường Đại Học Tsinghua và Exeter College, University of Oxford. Người phối ngẫu của ông là Dương Quý Khương (cưới 1935).
Ông nổi tiếng với tác phẩm châm biếm “Fortress Besieged”. Những tiểu thuyết hiện thực của ông tạo dấu ấn bởi một lượng lớn những câu trích dẫn trong cả ngôn ngữ Trung Hoa và ngôn ngữ phương Tây (bao gồm cả Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Ý, Tiếng Tây Ban Nha, và Tiếng Latinh). ông cũng có vai trò quan trọng trong việc số hóa các tác phẩm cổ Trung Hoa trong suốt cuộc đời ông.

(4) Nữ thủ tướng Anh Thatcher: Margaret Hilda Thatcher, Nữ Nam tước Thatcher (nhũ danh: Margaret Hilda Roberts, 13 tháng 10 năm 1925 – 8 tháng 4 năm 2013), còn được mệnh danh là người đàn bà thép (iron lady), là một chính khách người Anh, luật sư và nhà hóa học. Bà là lãnh tụ Đảng Bảo thủ Anh từ năm 1975 đến 1990, Thủ tướng Anh trong suốt thập niên 1980 (1979 – 1990), và là người phụ nữ đầu tiên giữ hai chức vụ đó. Nhiệm kỳ thủ tướng của bà dài nhất trong lịch sử Anh kể từ năm 1827.

(5) Đào Ngyên Minh
Đào Uyên Minh là một tác gia quan trọng hàng đầu trong lịch sử văn học Trung Quốc, thơ Uyên Minh đều là những áng thơ ca bất hủ, được người đời tán thưởng. Ảnh hưởng của ông vượt ra ngoài cả Trung Hoa; các nước Nhật Bản, Pháp, Liên Xô đều đã xuất bản các bản dịch và chuyên luận nghiên cứu về ông. Đối với một tác gia quan trọng như vậy, việc giới thiệu và nghiên cứu là điều cần yếu.
Đào Tiềm tự là Uyên Minh lại có tự là Nguyên Lượng, người Tầm Dương, Sài Tang (nay ở Tây Nam huyện Cửu Giang tỉnh Giang Tây). Ông sinh vào năm thứ 3 niên hiệu Ai Đế đời Đông Tấn (ước chừng năm 352-369), mất năm thứ 4 niên hiệu Nguyên Gia vua Văn Đế đời Tống (năm 427), hưởng thọ 63 tuổi. Sau khi ông chết, bạn bè đặt thuỵ là Tịnh Tiết Trưng Sỹ, nên còn có tên là Đào Tịnh Tiết.
Năm 29 tuổi, ông làm Tế tửu Giang Châu. Mười ba năm tiếp theo, mấy lần ông làm quan nhỏ, mỗi lần chỉ trong thời gian ngắn. Khoảng 40 tuổi, vì nhà nghèo mà còn phải nuôi mẹ già, vợ con (ông có cả thảy năm người con trai), nên ông ra làm huyện lệnh Bành Trạch (vì thế ông còn được gọi là Đào Bành Trạch). Được hơn 80 ngày, nhân cuối năm quận phái viên đốc bưu đến huyện, nha lại khuyên Đào Tiềm chỉnh đốn y phục ra đón. Ông than rằng: “Ngã khởi năng vị ngũ đấu mễ chiết yêu quyển quyển sự hương lý tiểu nhân đa” (Ta lại có thể vì năm đấu gạo mà phải chịu còng lưng, vòng tay thờ bọn tiểu nhân nơi thôn xóm ấy ru!). Ngay hôm ấy ông viết bài “Quy khứ lai từ” (Lời bày tỏ việc trở về), rồi trả ấn bỏ quan mà về.
Năm 418, lúc ông 53 tuổi, Lưu Dụ giết Tấn An Đế, chuẩn bị tiếm ngôi, có vời ông ra, mặc dù đời sống rất thiếu thốn vì mùa màng thất thu, nhà cửa bị cháy sạch… nhưng ông cương quyết từ chối, được người đương thời khen, gọi ông là Tĩnh tiết tiên sinh.
bbt