Trường PTTH Phan Châu Trinh – các vị hiệu trưởng qua 70 năm (Trần Hoa biên soạn)

Như bài trước đã đề cập, kể từ Công Văn số 3214-VP-SV ngày 7.8.1952, về việc thiết lập một lớp Đệ Thất (lớp 6 ngày nay) – tiền thân của ngôi trường mang tên nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh tại thành phố Đà Nẵng. Vị Hiệu trưởng đầu tiên là ông Lê Khắc Giai, Trưởng Ty Học Chánh lúc bấy giờ.

Nhưng nhờ được các vị nam nữ giáo sư giỏi, tận tâm dạy bảo, cùng sự điều hành khéo léo, đầy năng lực và kiến thức của các vị hiệu trưởng tài năng, trường luôn phát triển. Trường PTTH Phan Châu Trinh đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao dân trí, giảng dạy học vấn phổ thông…, cũng như trường đã cung cấp nhiều nguồn nhân lực có chất lượng tốt, hữu ích cho xã hội…

Ngày 15-9-1952, trường được chính thức thành lập, cơ sở đầu tiên đặt tại Trường Tiểu học Đà Nẵng (nay là Trường Tiểu học Phù Đổng, 34 Yên Bái, Hải Châu). Trường khai giảng với chỉ 1 lớp học duy nhất, 50 học sinh và phòng học mượn tạm.

Niên khóa 1954 – 1955, trường được xây dựng mới tại 167 đường Lê Lợi và chính thức mang tên Trường Phổ Thông Trung học Phan Châu Trinh.

Đến niên khóa 1974-1975, sau 23 năm hình thành và phát triển, trường đã có 68 lớp với trên 3.000 học sinh đủ các ban học tại địa chỉ 167 Lê Lợi.

Qua niên khóa 1975 – 1976, niên khóa đầu tiên sau ngày thành phố Đà Nẵng được “giải phóng”, hệ thống tổ chức giáo dục nói chung và của trường Phan Châu Trinh, Đà Nẵng nói riêng đã có nhiều thay đổi. Các lớp Đệ nhất cấp (Cấp 2 – THCS-trung học cơ sở) được tách ra, trường tiếp nhận thêm các lớp Đệ nhị cấp (Cấp 3 – THPT-trung học phổ thông), từ các trường lân cận và trở thành trường cấp 3 Phan Châu Trinh, sau đó trở thành trường THPT Phan Châu Trinh như hiện nay.

Đặc biệt hơn nữa các chức vị giáo sư được gọi một cách tôn trọng lúc xưa nay đều gọi là “giáo viên” chung cho các cấp từ tiểu học đến trung học đệ nhất và đệ nhị cấp tức từ lớp 1cho đến lớp 12 (13) bây giờ. Các chức vị Giám học, Tổng Giám thị, Giám thị không còn nữa mà thay vào đó là chức Phó Hiệu trưởng (đặc trách chuyên môn…). “Giáo sư Cố Vấn” được đổi thành “Giáo sư hướng dẫn” nay được gọi là “Giáo viên chủ nhiệm”. Người phụ trách trông coi nhà trường trước đây gọi là “cai trường”, nay gọi là “Bảo vệ”, và niên học (niên khóa) thì được gọi chung là năm học, v.v…

Các kỳ thi Tú Tài Bán (Tú Tài phần I sau lớp 11) và Tú Tài Toàn (Tú Tài phần II sau lớp 12) thì nay là được gọi chung là Kỳ thi Tốt nghiệp phổ thông, “Kỳ I” và “Kỳ II”, v.v…

Thời gian này để đáp ứng nhu cầu học tập của con em người dân Quảng Nam-Đà Nẵng với số lượng học sinh càng lúc càng tăng, số thầy cô giáo cũng không ngừng tăng, phòng ốc thầy cô, ban giám hiệu và học sinh không đủ cung ứng, nên trường được phép xây dựng thêm một cơ sở mới ngay trên nền đất lúc xưa (trước 1975) là trường Nam tiểu học kể từ niên khóa 2004 – 2005.

Năm học 2002 – 2003, trường tròn 50 năm thành lập, có 74 lớp với gần 4.000 học sinh. Năm học 2012 – 2013, trường tròn 60 tuổi, có 98 lớp với hơn 4.700 học sinh. Và năm học 2013 – 2014, trường có 97 lớp với 4.400 học sinh. Năm học 2020-2021, trường có 93 lớp, với 31 lớp mỗi khối; tổng số học sinh 3.769 em, tổng số cán bộ giáo viên nhân viên 230 người. Và hiện nay, năm học 2022-2023  trường có 93 lớp với 3.891 học sinh.

Kể từ ngày 2/3/2015, ngôi trường danh tiếng và lâu đời bậc nhất miền Trung mang tên nhà yêu nước Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) bắt đầu được phá bỏ để xây mới theo chủ trương của UBND thành phố. Dù mừng vui vì sắp có chỗ học khang trang nhưng học trò trường Phan Châu Trinh vẫn ngậm ngùi khi nhớ lại những khoảnh khắc đẹp-vui dưới mái trường cũ này.

Sau nhiều năm thảo luận, UBND thành phố cuối cùng đã phê duyệt khởi công xây dựng lại Trường THPT Phan Châu Trinh cũ (167 Lê Lợi) sau 63 năm hiện hữu vào sáng ngày 20 tháng 4 năm 2015 với tổng kinh phí gần 91 tỷ đồng, được xây dựng với quy mô khá hiện đại và đưa vào hoạt động từ tháng 9-2016. Nhà trường đặt tên cơ sở (1) 167 Lê Lợi là khu A và cơ sở (2) 154 Lê Lợi là khu B.  Khu A và khu B nối liền với nhau bằng đường hầm và đây là ngôi trường đầu tiên ở miền Trung có hầm chui đi bộ qua đường Lê Lợi, nối liền hai khu học dành cho học sinh.

A. Tính từ ngày thành lập 1952 đến năm 1975, trường đã có 11 vị hiệu trưởng.

Stt       Tên                                                    Năm đảm nhiệm

1          Lê Khắc Giai                          1952-1953

2          Trương Cảnh Ngôn                1953

3          Bùi Tấn                                  1953-1955

4          Huỳnh Văn Gi                        1955-1956

5          Nguyễn Đăng Ngọc                1956-1962

6          Ngô Văn Chương                   1962-1963

7          Châu Trọng Ngô                     1963-1964

8          Đặng Ngọc Tuấn                    1964-1966

9          Trần Vinh Anh                        1966-1967

10        Thái Doãn Ngà                        1967-1973

11        Huỳnh Mai Trác                     1973-1975

B. Và sau ngày 30.4.1975 đến nay 2022 gồm có 9 vị.

Khi thành phố Đà Nẵng “giải phóng”, vị Hiệu trưởng thời kỳ chuyển giao là ông Nguyễn Đình Trọng tức nhà thơ Đông Trình nguyên là cựu giáo sư Phan Châu Trinh trước “giải phóng”…

Stt       Tên                                                    Năm đảm nhiệm

1.         Nguyễn Đình Trọng               1975

2.         Lê Phú Lộc                             1975

3.         Trương Đình Nam                  1975-1980

4.         Đoàn Khải                              1980-1989

5.         Bùi Thị Huệ                            1989-1990

6.         Nguyễn Tiến Hành                 1990-2000

7.         Lê Phú Kỳ                               2000-2013

8.         Trần Văn Quang                     2013-2017

9.         Nguyễn Quang Hưng 2017 (hiện nay)

Cần Lưu Ý:

Sau năm 1975, trong số Thầy Cô giáo giảng dạy đã có rất nhiều vị là học sinh trường Phan Châu Trinh trước đây. Đặc biệt có vị Hiệu trưởng trường nhiệm kỳ từ năm 2000 đến 2013 là chs. Lê Phú Kỳ, là vị hiệu trưởng trẻ, năng động, đóng góp nhiều trong việc phát triển trường, trong đó trường có thêm cơ sở mới-cơ sở 2 và đảm nhiệm chức vị hiệu trưởng trong nhiều năm, đưa tới việc Thầy được nhận danh hiệu Nhà Giáo Ưu Tú (NGƯT) do Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng trao tặng nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2010. Thầy đã qua đời vào lúc 11:45 trưa Thứ Bảy ngày 19.11.2016. Hưởng thọ 64 tuổi.

Trần Hoa

biên soạn và viết lại từ nhiều nguồn tài liệu của nhiều tác giả thu lượm trên net.

Advertisement

About motthoi6673pctdn

nơi gặp gỡ của các chs nk 6673 pctdn và thân hữu
Bài này đã được đăng trong Ký Ức, Thầy Cô, Đời Sống, Xã Hội. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s