Tiệc Tri Ân, Trường Xưa Bạn Cũ – Nhớ Ơn Cô Thầy (4/4) (Trần Hoa)

– nhân kỷ niệm trường Phan Châu Trinh 70 năm (1952-2022)

Ca khúc: ngày xưa hoàng thị (Phạm Duy phổ thơ Phạm Thiên Thư do Thái Thanh trình bày.

Những ca khúc ca ngợi Thầy Cô, Trường Xưa, Lớp Cũ vừa được các cựu học sinh chuyển tải đã đưa chúng ta trở về trường, trở về để tìm thấy mình với nhiều mộng mơ một thuở Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ. Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ. Ôm nghiêng tập vở, tóc dài tà áo vờn bay. Em đi dịu dàng, bờ vai em nhỏ. Chim non lề đường nằm im giấu mỏ. Anh theo Ngọ về, gót giày lặng lẽ đường quê.” Một thuở ta mới bắt đầu biết tình cảm ngây ngô giữa trai-gái, để rồi ai đó mỗi khi tan trường ra về thì ta lại lẽo đẽo theo sau, âm thầm lặng lẽ không lời… và rồi “Em tan trường về, anh theo Ngọ về. Chân anh nặng nề, lòng anh nức nở. Mai vào lớp học, anh còn ngẩn ngơ, ngẩn ngơ. Em tan trường về, mưa bay mờ mờ. Anh trao vội vàng, chùm hoa mới nở. Ép vào cuối vở muôn thuở còn thương, còn thương. Chỉ theo sau không nói mà ta còn ngẩn ngẩn ngơ ngơ khi vào lớp. Rồi lại len lén trao vội chùm hoa mà muôn thuở còn thương, còn thương.

Hôm nay cô MC duyên dáng, dễ thương Thanh Thủy lại đưa Thầy Trò ta trở về thời kỳ đầu thập niên 70 để nói về một chuyện tình dễ thương, mà thi sĩ Phạm Thiên Thư qua thi tác Ngày xưa hoàng thị”, nhưng được nhạc sĩ Phạm Duy sau khi phổ nhạc đã chấp cánh cho bài thơ bay đi xa đi xa, từ đó ca khúc và bài thơ nhanh chóng được đón nhận và gây bão, trở thành hiện tượng âm nhạc lớn, khiến công chúng mê mẩn, đặc biệt nhất là giới học sinh, sinh viên. Bài thơ lẫn ca khúc đã được yêu thích, lại thường được chép tặng nhau trong những cuốn sổ học trò, rồi thì ở đâu cũng thấy, cũng nghe hát ca khúc này.

Mới chỉ theo sau, chưa nói đến yêu mà Thanh Thủy vừa trình bày qua ca khúc Ngày xưa hoàng thị”, mà thằng bạn cùng niên khóa 1966-73 với tôi, Trần Hữu Trung có đứa gọi là Trung trọc? Rồi đứa khác gọi là Trung trứng? Không biết ngày xưa ấy có lẽo đẽo theo sau nàng nào không và có được cô nàng nào đó nháy mắt, nheo mi không mà nó không ngại khi mượn những câu thơ của thi sĩ Nguyễn Bính viết vào năm 1940, mà nhạc sĩ Trọng Khương đã phổ thành nhạc khúc cùng tên “Ghen” vào năm  1955: “Hỡi cô nhân tình bé của tôi ơi, tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười, những lúc có tôi và mắt chỉ, nhìn tôi trong lúc tôi xa xôi. Tôi muốn cô đừng nghĩ tới ai, đừng hôn dù thấy đóa hoa tươi, đừng ôm gối chiếc đêm nằm ngủ, đừng tắm chiều nay bể lắm người”.

Rồi càng như say đắm trong mối tình đơn phương, tuyệt vọng, cũng không cần biết nàng ta đã cho phép chưa mà dám thốt: Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi. thế nghĩa là yêu quá đi mất rồi. và nghĩa là cô là tất cả. cô là tất cả của đời tôi… Có dịp tôi sẽ hỏi cho ra lẽ…. Nhưng có điều tôi biết chắc là cô nàng sống cùng chung mái nhà với Trần Hữu Trung bao nhiêu năm nay, là người đã cùng học với tôi những năm đầu ở trường Tiểu Học Sào Nam (đường Hoàng Diệu, gần nhà thuốc Bắc, cửa hiệu của anh em Khương Đại Đức (Việt Nam) và Khương Đại Thắng (Nam Cali, USA).

Ghen (nhạc sĩ Trọng Khương sáng tác phổ thơ Nguyễn Bính)

(5) Ghen (Trọng Khương, phổ thơ Nguyễn Bính) – Tuấn Ngọc | ASIA 22 – YouTube

Sau khi nghe “Ghen, cô Mỹ Lý một cựu học sinh Bồ Đề, một cựu giáo viên trường Lê Lai, cách nay 10 năm trong lần tổ chức Lễ Tri Ân Thầy Cô năm 2012 ở nhà hàng Táo Đỏ đã góp phần phụ diễn văn nghệ, và lần này cũng vậy, rất nhiệt tình góp phần văn nghệ, qua ca khúc chàng là ai của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết sáng tác năm 1961, qua đó cô cất tiếng: “Tôi vẫn yêu chàng vì biển đời trong khoé mắt. Tôi vẫn yêu chàng vì trời tình in trên môi. Tôi vẫn yêu chàng vì đời chàng là gió sương. Tôi vẫn yêu chàng vì đời chàng là hiên ngang”. Để rồi kết thúc với câu: “Này chàng, hãy cùng tôi vui hôm nay. Mai đây dù có cách xa chân trời. Một lời mặn mà xin trao cho ngay. Tuy tôi chưa biết hỡi chàng là ai”. Chàng là ai? Cũng như Trần Hữu Trung nếu có dịp tôi sẽ hỏi cô Mỹ Lý một lần cho rõ? Chàng đó là chàng nao? Và chẳng hiểu “Chàng” mà Mỹ Lý hát, gọi kêu… nay ở đâu. Nhưng có điều tôi chắc chắn là các cựu học sinh hiện diện hôm ấy ít nhiều cũng đã tìm thấy hình ảnh đẹp nào đó lúc xưa, khi theo đuổi một nàng nào đó đáng yêu của mình…

Chàng là ai ? _ (Nguyễn Hữu Thiết) _ Thanh Trúc

Chàng là ai ? _ (Nguyễn Hữu Thiết) _ Thanh Trúc – YouTube

Trong cuộc đời, tuổi mới biết yêu phải nói là đẹp và đẹp, vì “Khi anh nhìn em mùa xuân bừng dậy. Khi anh nhìn em nắng bỗng tràn đầy. Khi anh nhìn em thời gian như ngừng lại. Khi anh nhìn em mây như không còn bay. Để thấy anh là niềm hạnh phúc, là mùa xuân tươi đẹp của em. “Đó là mắt anh hay dòng suối chảy. Giọt nước ngọt lành lúc em khát cháy. Đó là mắt anh hay mùa xuân đấy. Em như mầm xanh vươn mình đứng dậy”. Và “Khi anh nhìn em không gian ôm đầy tiếng nhạc. Anh như nhạc công mê say dìu dắt thanh âm. Nâng lòng em bỗng gọi tiếng em trầm”. Qua đó bạn Thái Văn Lành nk_1966-73 lại đưa cả hội trường tìm về tuổi yêu xa xưa ấy qua sáng tác “khi anh nhìn em” mà nhạc sĩ Hoàng Hiệp sáng tác từ thơ của thi sĩ Lê Thị Kim.

Khi anh nhìn em (St: Hoàng Hiệp – Thơ: Lê Thị Kim) – Ca sĩ: Quỳnh Lan

Khi anh nhìn em (St: Hoàng Hiệp – Thơ: Lê Thị Kim) – Ca sĩ: Quỳnh Lan – YouTube

Nhưng dầu yêu thế nào đi nữa, ta cũng nên nhớ cuộc sống này cần nên sống đời sống giản dị thì ta dễ tìm thấy hạnh phúc…

Có một tác giả đã từng viết: “Ước mơ lớn nhất của con người là cảm nhận và tìm được ý nghĩa, hạnh phúc trong cuộc sống. Hồi nhỏ, mọi người đều thường nhìn nhận khái niệm về hạnh phúc rất đơn giản, đó là đạt được những điều mình mong muốn. Đến khi lớn lên, họ bước vào cuộc hành trình đi tìm và khám phá giá trị của hạnh phúc. Chung quanh vấn đề này có rất nhiều câu hỏi được đặt ra và có rất nhiều người đã trăn trở đi tìm câu trả lời cho chính mình. Vậy Hạnh Phúc là gì? Làm thế nào để có Hạnh Phúc?…

Trong cuộc sống, dường như ai cũng mơ ước mình có cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần. Trên bước đường đi tìm giá trị của hạnh phúc, có người đã tìm được câu trả lời và không ít người tìm mãi mà không thấy, dần dần đi vào bế tắc, tuyệt vọng như đi vào con đường không tìm thấy lối ra.

Phải thế nên người bạn tôi Thái Văn Lành, đại diện nhóm cựu học sinh phát biểu, đã lại đưa tất cả mọi người hiện diện nơi khán phòng thêm lần nữa kinh ngạc. Vì bạn ấy thêm một lần nữa đưa ta trở về tuổi yêu đương qua một ca khúc của nhạc sĩ Phú Quang-người đã từ giã cõi đời ngày 8.12.2021, một ca khúc thật giản dị với ca từ, và người ta có thể tìm thấy trong ca khúc của Phú Quang tất cả những hình ảnh đơn giản nhất trong một nhịp đời bình thường nhất. Từ mùi hương hoa sữa, đến cây hoàng lan trên con đường vắng. Từ những cơn mưa rả rích cho đến cây bàng đặc trưng của Hà Nội. Hình như qua sáng tác này, người nhạc sĩ đã luôn chủ ý sắp đặt cuộc đời này bằng tất cả những chủ thể bình dị nhất trong cuộc sống hay không?

“Tôi nghĩ thật ra trong cuộc đời này, giống như người ta lọc mãi để lấy ra một thứ tinh chất, thì cái điều giản dị cũng như một thứ tinh chất người ta đã lọc ra đến tận cùng rồi. Điều giản dị tưởng thế thôi nhưng rất khó. Tất cả mọi điều trong cuộc đời này đến tận cùng của nó đều rất giản dị. Ngay cả tình yêu, những điều tốt đẹp, sâu xa đến lúc nhận ra thì hoá ra nó rất đơn giản. Cuộc đời giản dị lắm, chỉ có đúng và sai.”

“Dịu dàng hạt nắng, đùa nhẹ trên áo, đôi môi em gợi bao khát khao, mắt em vời vợi thăm thẳm trời cao, em mong manh tựa rừng cây trút rơi lá, gió chiều bỗng chợt sao xuyến mãi không nguôi…” (Điều giản dị)

Nhạc sĩ đã đưa ra một triết lý về hạnh phúc vào ca khúc của mình. Đối với ông, hạnh phúc chỉ đơn giản là những điều đơn giản nhất.

Điều Giản Dị – Quang Dũng – Ngọc Anh

Điều Giản Dị – Quang Dũng – Ngọc Anh – YouTube

Ngay từ rất nhỏ, tôi đã được va vấp để được hiểu rằng đau khổ và cái hạnh phúc là những cái luôn đồng hành với mọi người. Tất cả những gì lớn lao nhất, chính là những điều nhỏ bé nhất. Tôi nghĩ rằng nếu không có tình yêu và niềm tin thì con người sẽ không có gì cả. Tất cả mọi cái phải xuất xứ từ những điều rất nhỏ bé. Người ta cứ thích nói những điều lớn lao. Nhưng tôi thì nhận ra rằng sau những điều nhỏ bé ấy đủ để nói lên hết cuộc đời rồi.” Đúng là vậy, những điều giản dị, nhỏ bé ấy ngay bây giờ chính là những hạnh phúc mà ta có được.

Bữa tiệc dù có vui, có nhộn nhịp thế nào thì cũng phải đến lúc tạm ngưng. Phải trả lại sự im ắng cho nhà hàng… để nhân viên còn đủ thời gian dọn dẹp, thanh toán biên lai, v.v… và còn tiếp tục những chuyện khác trong những ngày sắp tới…

Bài ca tạm biệt của nhạc sĩ Viết Chung (Hợp ca)

BÀI CA TẠM BIỆT (nhạc Việt) – Biểu diễn: Hợp ca – YouTube

Trời cũng dần về khuya, đủ để Thầy Cô ra về và mọi người tiếp tục cuộc sống những ngày mới, MC Thanh Thủy nói trong nghẹn ngào… Quý Thầy cũng đang trong không khí vui vẻ vì đã lâu không gặp, và không biết bao giờ lại mới có dịp, nên thầy Huỳnh Khải cao hứng, đứng dậy vỗ tay bắt nhịp “bài ca tạm biệt” của nhạc sĩ Viết Chung: “Gặp nhau đây, rồi chia tay. Ngày vàng như đã vụt qua như phút giây. Niềm hăng say, còn chưa phai. Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy. Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy. Cả hội trường cùng hòa nhịp, cùng ca cùng hát… “Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy”. Tiếng hát cứ dần dần nhỏ lại cho đến khi hình bóng quý Thầy Cô khuất dần theo lối xuống của cầu thang nhà hàng…

Chúng tôi, một vài anh em còn lại… thu nhỏ lại dần trong 2 bàn, rồi 1 bàn và rồi cuối cùng chỉ vỏn vẹn vài người trong ban tổ chức.

Hội trường cách đây vài tiếng đồng hồ, thật ồn ào, náo nhiệt, vui đùa trong niềm vui hội ngộ, nhưng giờ đây tất cả đã ra về, khung cảnh ảm đạm, yên lặng, anh em chúng tôi thu xếp đồ đạc. Với những cái bắt tay ngắn ngủi, những câu nói tạm biệt… Chúng tôi ra về.

Trời bên ngoài về khuya, không mưa, nhưng yên lặng, cái yên lặng bình an của cuộc sống sau những giờ giấc lao động, và chúng tôi sau những giây phút hội ngộ đằm thắm, vui vẻ thầy trò. Dù thật sự hiện nay ở Đà Nẵng danh sach thầy cô vẫn xấp xỉ 15 vị, nhưng chỉ hiện diện chỉ có 5 vị, tất cả các vị khác dù ít nhiều vẫn còn ảnh hưởng của đại dịch covid. Và đó là điều ai cũng nhận thấy và khó tránh khỏi. Thôi thì cầu mong tất cả quý Thầy Cô còn hiện hữu trên cõi đời cùng các bạn bè, thân hữu, cựu học sinh tiếp tục sống – một cuộc sống bình an cho cá nhân và gia đình. Hy vọng sẽ có lần tất cả lại sum vầy…

Trần Hoa

Advertisement

About motthoi6673pctdn

nơi gặp gỡ của các chs nk 6673 pctdn và thân hữu
Bài này đã được đăng trong Ký Ức, Thầy Cô. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s