“Hành khúc sinh viên ĐẠI HỌC QUẢNG ĐÀ” (Phạm Hồng Thắng, csv khoa Anh văn căn bản)

Sau biến cố lịch sử 30/4/1975, một trong bảy viện đại học công lập ở Miền Nam đã bị xóa sổ, không còn để lại dấu vết gì dưới nền giáo dục theo mô hình xhcn, trong khi năm viện đại học công lập khác là VĐH Sài Gòn, Huế, Đà Lạt, Cần Thơ, Viện ĐH Cộng Đồng Tiền Giang và Viện ĐH Cộng Đồng Duyên Hải vẫn còn tiếp tục tồn tại sau tháng 4/1975, đó là Viện Đại Học Cộng Đồng Quảng Đà, viện đại học đầu tiên tại quê hương Quảng Nam-Đà Nẵng, do cố giáo sư Ngô Đồng, một tiến sĩ côn trùng học, ngành canh nông tại Hoa Kỳ là viện trưởng đầu tiên và cuối cùng khi Viện ĐHCĐ Quảng Đà bị bức tử.

Viện ĐH Cộng Đồng Quảng Đà sinh sau đẻ muộn, theo cách hiểu bình thường chắc hẳn đã được chuẩn bị khá đầy đủ về đội ngũ giảng viên… nhưng thực sự không hẳn như vậy, trong khi các viện đại học khác lúc đó đã khai giảng từ đầu tháng 10, thầy và trò đã lên giảng đường ổn định chương trình học tập, thì sinh viên Quảng Đà từ các đại học ở Sài Gòn, Đà Lạt, Huế … mới trở về Đà Nẵng tựu trường Thứ Hai, ngày 09/12/1974, ban giảng huấn chính lại thiếu giáo sư vì khó mời các thầy đã ổn định công việc hoặc đang bận rộn với các viện đại học khác…; Viện ĐH Cộng Đồng Quảng Đà ‘sinh muộn’ mà ‘đẻ non’ là thế và đến sáng Thứ Bảy, ngày 22/3/1975 (*) viện đại học quyết định tạm đóng cửa để lo cứu trợ đồng bào …; Sau 30/4/1975, ngày 22/3/1975 trở thành ngày khai tử vĩnh viễn của Viện Đại Học Cộng Đồng Quảng Đà, một mô hình giáo dục mới đầy ‘mộng lớn’ chỉ sống vỏn vẹn 3 tháng 14 ngày, thật là ‘yểu mạng’… để lại bao nhiêu luyến tiếc cho lớp sinh viên thế hệ chúng ta, có phải thế không các bạn ?

Ở tuổi trên sáu mươi, thời gian lo cho cơm áo gạo tiền ít hơn, những ký ức thời trai trẻ ùa về, tôi thường hay tìm lại, sắp xếp lại những kỷ vật của tuổi học trò mà tôi đã lưu giữ sau ngày 30/4/1975, trong một cái rương cổ bằng gỗ mít có 4 bánh xe cũng làm bằng gỗ mít, gần 100 năm của ông Cố để lại…; Một lần khi tìm lục lại trong tư liệu sách vở cũ thời đi học, chợt thấy “Bài hát của SINH VIÊN QUẢNG ĐÀ” nhạc và lời của thầy Hoàng Bích Sơn sáng tác, lúc đó tôi mới biết thêm một sự kiện là ngoài bài Hiệu đoàn ca “Phan Châu Trinh Hành Khúc” được sáng tác vào khoảng năm 1956 (**) với lời bài hát mở đầu: “Phan Châu Trinh, người chiến sĩ quốc gia bất diệt, đã từng hy sinh đấu tranh cho dân quyền, ngàn đời còn ghi công ơn nhà chí sĩ …” mà mỗi sáng thứ hai chúng tôi, học sinh trường THPT Phan Châu Trinh Đà Nẵng, mặc đồng phục màu trắng, chào cờ toàn trường hát Quốc ca và Hiệu đoàn ca; Thầy Hoàng Bích Sơn đã lưu lại một ca khúc để ‘thổi hồn’ vào một trường đại học đã chết hơn 40 năm… sau khi lập trang Fb Viện Đại Học Cộng Đồng Quảng Đà (2015), vào năm 2016 tôi bị đột quỵ do tai biến mạch máu não-hẹp động mạch cảnh bẩm sinh bên trái, liệt nửa người… ; Hồi phục năm 2017 tôi và cô bạn Thanh Thủy (cả 2 lúc đó là sinh viên Anh văn căn bản), tìm đến nhà thầy, mời thầy đến dự cuộc họp mặt với cựu sinh viên, khi tôi đưa “Bài hát của SINH VIÊN QUẢNG ĐÀ” thầy ngạc nhiên vài phút chưa nhận ra ngay, anh Hoàng Minh Triết con trai trưởng nhận ra bút tích của thầy liền xác nhận đó là nét chữ của Thầy… Thật ra khi sinh đứa con tinh thần này thầy cũng chưa kịp dạy cho sinh viên Quảng Đà hát, kể cả chúng tôi là những thành viên trong ban văn nghệ của trường. Sau 43 năm chúng tôi mới được hát cùng thầy “Bài hát của SINH VIÊN QUẢNG ĐÀ”.

Cuộc họp mặt cựu sinh viên năm 2018 này thầy sửa tiêu đề bài hát thành “Hành khúc sinh viên ĐẠI HỌC QUẢNG ĐÀ”. Năm nay thầy đã thọ 96 tuổi, chúng ta vô cùng biết ơn người Thầy, người nhạc sĩ tuy tuổi đã cao nhưng vẫn đến dự, tiếp tục truyền ngọn lửa truyền thống yêu nước quật cường của dân tộc cho chúng ta và cho con cháu mai sau, kính chúc Thầy luôn sống vui, sống khỏe, sống thọ…  

Gần 44 năm trôi qua ‘ngôi trường đại học thơ mộng’ tưởng như đã chôn vùi theo dòng lịch sử, bỗng chốc hiện về trong ‘thế giới ảo’ của không gian mạng, lan truyền nhanh chóng kết nối bạn bè gần xa khắp bốn phương trời, cảm ơn nền khoa học công nghệ thông tin của nhân loại, nhờ Facebook chúng ta đã liên kết ảo trở thành liên kết thật ngoài đời, cảm ơn Internet & mạng xã hội Facebook đã làm nên điều kỳ diệu này. Năm sau (2019) kỷ niệm 45 năm ngày thành lập trường, hy vọng chúng ta sẽ kết nối được nhiều lớp, nhiều bạn đồng môn hơn, mời được nhiều Thầy Cô về cung tham dự…; Cảm ơn quý Thầy Cô, các bạn hữu gần xa đã cùng đồng hành, cùng chia sẻ…/.

Phạm Hồng Thắng (Cựu sv khoa Anh văn căn bản)

(*) //www.luanhoan.net/danang/htm/danang09_02.htm

(**) Theo lời thầy HBS kể lại.

Advertisement

About motthoi6673pctdn

nơi gặp gỡ của các chs nk 6673 pctdn và thân hữu
Bài này đã được đăng trong Ký Ức, Đời Sống, Xã Hội. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s