Ukraina và chiến tranh (p.3_3) (Hoa Bắc cực)

Những điều đặc biệt của Ukraina

– Ukraina là một thành viên sáng lập Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết hay Liên xô vào tháng 12 năm 1922.

– Năm 1945 Ukraina là một trong những thành viên sáng lập tổ chức Liên Hiệp Quốc.

– Máy tính đầu tiên của Liên Xô MESM được chế tạo tại Viện kỹ thuật điện Kyiv và đi vào hoạt động năm 1950.

– Ngày 19 tháng 2 năm 1954, Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao của Liên Xô – cơ quan thường trực của Xô viết Tối cao Liên Xô (Quốc hội), ông Nikita Sergeyevich Khrushchev (tiếng Nga: Ники́та Серге́евич Хрущёв, sanh ngày 15 tháng 4 năm 1894 và mất ngày 11 tháng 9 năm 1971 (77 tuổi)), nhà lãnh đạo của Liên bang Xô viết trong cuộc Chiến tranh Lạnh, đồng thời là Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1953 đến 1964, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô (tức Thủ tướng) từ năm 1958 tới 1964. Ông là người ủng hộ chủ nghĩa bài Stalin, qua bài phát biểu, báo cáo “Bàn về sự sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó” (hay “Diễn văn bí mật”) qua đó đã tố cáo sự thanh trừng của Stalin. Thời kỳ này ông cũng xúc tiến, triển khai tiếp Chương trình Không gian-Vũ trụ của Liên Xô bao gồm một số chương trình tên lửa và thám hiểm không gian được Liên Xô thực hiện từ những năm 1930 cho đến khi sụp đổ vào năm 1991. Thời kỳ này chứng kiến nhiều cải tổ tương đối tự do trong các lĩnh vực của chính sách đối nội và khởi đầu một thời kỳ ít đàn áp hơn trong Liên Xô. Nhưng ông Khrushchev đã bị những đảng viên, thành viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng phế truất vào ngày 14 tháng 10 năm 1964.

Đầu năm 1954, nhân kỷ niệm 300 năm hiệp ước Pereiaslav về việc Ukraina là một nhà nước thực tế – một dân tộc độc lập kế thừa Kievan Rus cổ xưa, hay là con đẻ của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại cũng như Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết hay Liên xô – có một điểm mốc dường như vẫn còn ít được nhắc đến, do đó: Hiệp ước Pereiaslav năm 1654 được ký kết, khẳng định sự gắn bó của Ukraine với Nga, nhà lãnh đạo Xô Viết lúc bấy giờ Nikita Khrushchev đã “tặng” Crimea lại cho Ukraine. Vì vào thời điểm đó, Ukraine và Nga đều đang khoác chung “chiếc áo” Liên bang Xô viết. Tuy nhiên, sau biến động lịch sử vào năm 1991, Liên bang Xô viết sụp đổ, Nga và Ukraine trở thành 2 quốc gia riêng biệt, độc lập, kéo theo những hệ quả của vụ “tặng” – “trải lại” “chuyển giao” nói trên mới lộ diện và gậy nhiều tranh cãi đưa đến chiến tranh chiếm Krym năm 2014, và các vùng khác lân cận, kể cả cuộc chiến bùng nổ khắp cùng đất nước Ukraina đã và đang xảy ra kể từ khi tổng thống Vladimir Putin, Nga cho quân đội Nga tràn xang Ukraina vào ngày 24/2/2022.

– Từ 1940 tới 1955 Xô viết Ukraina nhanh chóng trở thành một nước dẫn đầu châu Âu về sản xuất công nghiệp. Và Ukraina lúc đó trở thành một trung tâm quan trọng của ngành công nghiệp vũ khí và nghiên cứu kỹ thuật cao của Liên xô. Từ vai trò quan trọng đó dẫn tới một ảnh hưởng to lớn tới giới tinh hoa địa phương. Nhiều thành viên ban lãnh đạo Liên xô đến từ Ukraina, đáng chú ý nhất là Leonid Ilyich Brezhnev, người sau này đã lật đổ Khrushchev và trở thành nhà lãnh đạo Liên Xô từ năm 1964 tới năm 1982. Nguyên soái Leonid Ilyich Brezhnev sinh ngày 19 tháng 12 năm 1906 tại Kamjanske, Ukraina và mất ngày 10 tháng 11 năm 1982 từng đảm nhận chức Tổng bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô từ ngày 14 tháng 10 năm 1964 đến ngày 10 tháng 11 năm 1982 (18 năm 27 ngày), cũng như nhiều vận động viên thể thao, nhà khoa học, nghệ sĩ ưu tú khác của Liên xô.

– Ukraina đứng thứ 8 thế giới về số lượng khách du lịch, theo xếp hạng của Tổ chức Du lịch Thế giới.

– Tính đến năm 2022, Ukraina có 7 di sản thế thế giới (kỳ quan) được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) xác định, trong đó 6 di sản văn hóa và 1 di sản tự nhiên là Rừng sồi nguyên sinh trên dãy Karpat và 6 kỳ quan gồm: Nhà thờ chính tòa Thánh Sophia tại Kyiv và các tòa nhà tu viện liên quan; Trung tâm lịch sử Lviv; Vòng cung trắc đạc Struve; Dinh thự giám mục đô thành Bukovina và Dalmatia; Thành cổ Tauric Khersones; Nhà thờ gỗ trên dãy Karpat.

Hậu quả cuộc chiến

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine từ ngày 24/2/2022 đến nay khó có ai kiểm chứng con số cho rõ ràng chính xác, từ thương vong đến thiệt hại vật chất, nhưng theo số liệu từ Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR) công bố vào tháng 1/2023, đã có khoảng 18.096 dân thường thương vong (6.952 người thiệt mạng và 11.144 người bị thương)

Xung đột kéo dài tại Ukraine đã buộc hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa, trong đó có khoảng 8 triệu người đang tìm kiếm chốn dung thân ở các nước khác, và ở ngay tại đất nước Ukraina, số lượng người di tản có thể lên đến gần 6 triệu người, 65% trong số họ là phụ nữ và trẻ em.

Hậu quả trầm trọng nhất là ảnh hưởng tâm lý bất an, lo sợ, v.v… nói chung, trong đó có trẻ em bị và chịu nhiều áp lực, lo sợ nhiều nhất cũng như không được theo học đúng nghĩa, kể cả chỗ, nơi để vui chơi…

Việc phá hủy và đóng cửa trường học do xung đột tại Ukraina cũng được dự báo sẽ có tác động lâu dài đến trẻ em và thanh thiếu niên. Ước tính có khoảng 5,7 triệu trẻ em trong độ tuổi đi học đã bị ảnh hưởng trực tiếp, trong đó có 3,6 triệu trẻ nghỉ học do các cơ sở giáo dục phải đóng cửa sớm.

Ngay từ khi cuộc chiến nổ ra từ ngày 24 tháng 2/2022, thì cuộc xung đột Nga-Ukraina này đã được ví như một cơn địa chấn địa chính trị làm rung chuyển cả thế giới. Ở thời điểm hiện tại, cuộc xung đột vẫn chưa biết đến bao giờ kết thúc, và kết thúc như thế nào, song thế giới đã và sẽ phải trải qua nhiều đổi thay. Cuộc xung đột hiện nay ở Ukraina giờ không còn là vấn đề mang tính cục bộ của đất nước Ukraina nữa mà đã nhanh chóng được đẩy lên phạm vi toàn cầu khi ảnh hưởng đến nhiều mặt đời sống con người, từ chính trị, quân sự, cho tới an ninh, kinh tế, ngoại giao… của nhiều nước trên toàn thế giới.

Trong đó điều đặc biệt mà cả thế giới luôn quan tâm vì Ukraina là quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn thứ 5 và là nhà xuất khẩu ngô, hạt hướng dương (dầu ăn,…) và lúa mạch trong tốp 3 thế giới. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres cho rằng cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine đã khiến cuộc khủng hoảng lương thực, năng lượng và tài chính ở châu Phi trở nên nghiêm trọng hơn bây giờ và cả nhiều năm tới.

Đối với Nga và Ukraina, dù cuộc chiến có kết thúc như thế nào đi nữa cũng đều để lại những tổn thất, thiệt hại lớn cho cả đôi bên. Tuy nhiên, bên cạnh những tổn thất có thể đo đếm được, thì chiến tranh luôn để lại những vết sẹo vô hình, đó là những nỗi ám ảnh về tâm lý, những mất mát mà không biết đến bao giờ mới nguôi ngoai. Ngay cả khi cuộc xung đột đang tiềm ẩn nhiều yếu tố khó đoán thì có một thực tế chắc chắn rằng, cả Nga, Ukraina và cộng đồng thế giới đều không mong muốn cuộc chiến này kéo dài vô tận. Đó cũng chính là thông điệp mà Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Antonio Guterres đã nhấn mạnh, sẵn sàng hỗ trợ các bên chấm dứt xung đột trên cơ sở Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế./.

Hoa Bắc cực st và biên soạn theo nhiều nguồn net

Advertisement

About motthoi6673pctdn

nơi gặp gỡ của các chs nk 6673 pctdn và thân hữu
Bài này đã được đăng trong Đời Sống, Xã Hội. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s