Vô thường (st-net)

Do cuộc đời thay đổi “biển xanh biến thành ruộng dâu” (thương hải biến vi tang điền), con người, “sáng tóc xanh như tơ, chiều soi gương thấy tóc bạc như tuyết” (triêu như thanh ty, mộ như tuyết), của cải nay còn mai mất, như mây trắng hình con chó tán tụ trên trời…

Vì thế, nhiều người rất sợ hai chữ “vô thường”

Giả sử mọi vật đều đứng im: Người già cứ già, người trẻ cứ trẻ, không sinh, không diệt “tre không tàn, măng không mọc”; Các bạo chúa muôn năm ngồi trên ngai vàng, dân đen vạn đại lầm than… thì chắc chắn thế gian này buồn lắm, chẳng có gì để nói, chẳng có gì để hy vọng.

Vì thế, Phật giáo cho rằng, vô thường là chân lý, vô thường có khổ có vui, vô thường là tương lai. Chẳng hạn:

– Con người sơ khai, ăn tươi nuốt sống, nhưng rồi biết tìm ra lửa biết nấu chín thức ăn, từ mông muội tìm ánh sáng văn minh. Là do vô thường.

– Người giàu vạn hộc phút chốc trắng tay; kẻ có địa vị “lên voi”, phút chốc “xuống chó”. Ngược lại, người cần cù tay trắng làm nên sự nghiệp; kẻ có chí học hành trở thành người tài giỏi. Là do vô thường.

– Hoa nở, rồi hoa tàn, nhưng khi tàn lụi hoa để lại cho đời những hạt giống, hạt giống sinh sôi nhiều cây hoa khác. Là do vô thường.

Chuyện kể:

“Tề Cảnh công đi chơi núi Ngưu, trèo lên mặt thành, ngắm trông rồi tràn nước mắt vừa khóc vừa nói:

– Đẹp quá! Thật là thịnh vượng! Thế này mà nỡ nào một tuổi một già, bỏ nước này mà chết đi. Giả sử xưa nay người ta cứ được sống mãi, quả nhân quyết không nỡ bỏ nước Tề!

Bọn Sử Không và Lưu Khương Cứ thấy vua khóc, cũng khóc theo.

Một mình Án Tử đứng bên cạnh cười.

Tề Cảnh công nói:

– Quả nhân hôm nay đi chơi thấy cảnh mà buồn. Không, Cứ đều theo quả nhân mà khóc, một mình nhà ngươi cười. Thế là thế nào?

Án Tử thưa:

– Nếu người giỏi mà giữ mãi được nước thì Thái công, Hoài công (những vị vua trước của nước Tề) đã giữ mãi. Nếu người mạnh mà giữ được nước này thì Linh công, Trang công (các vị vua trước) đã giữ mãi.

Mấy ông vua ấy mà giữ mãi, nay nhà vua đang mặc áo tơi, đội nón lá, đứng giữa đồng mà lo việc ruộng nương, có đâu đứng được chỗ này mà lo đến cái chết?

Chỉ vì hết đời này đến đời kia thay đổi mãi đến lượt nhà vua, mà nhà vua lại than khóc thật là lạ!”

Tề Cảnh công không hiểu lẽ vô thường, nên than khóc, bọn dua nịnh khóc theo để kiếm bổng lộc. Án Anh hiểu chân lý vô thường nên tỉnh táo trước cuộc đời.

Vô thường là để tài khá phổ biến trong văn chương:

Một tướng quân từng vang bóng:

“Vó ngựa chiến của tướng quân ngày xưa về đâu?

Sao nay đồng hoang buồn, ngập cỏ hoa”

(Tướng quân chiến mã kim hà tại ?

Dã thảo nhàn hoa, mãn địa sầu).

o0o

Tráng sĩ Kinh Kha qua sông, không trở lại, chỉ còn sông Dịch lạnh, gió đìu hiu:

“Gió đìu hiu sông Dịch lạnh lùng ghê,

Tráng sĩ một đi không trở về.”

(Phong tiêu tiêu hề, Dịch thuỷ hàn,

Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục phản.)

o0o

“Thăng Long hoài cổ” tịch mịch dưới hoàng hôn:

“Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,

Lầu cũ, lâu đài bóng tịch dương.”

(Thăng Long thành hoài cổ – Bà Huyện Thanh Quan)

Thiền tông cho rằng, vô thường không chỉ là chân lý, là tương lai, mà vô thường giúp cho con người biết quý sinh mệnh, quý nhân duyên, quý các mối quan hệ, quý khoảnh khắc mình đang sống.

Kìa một đóa hoa đang khoe sắc, chào mời bạn!.

(“Kết duyên – Mê ngộ chi gian” – Đại sư Tinh Vân- ĐAS phỏng dịch)

st-net

Advertisement

About motthoi6673pctdn

nơi gặp gỡ của các chs nk 6673 pctdn và thân hữu
Bài này đã được đăng trong Suy ngẫm, Đời Sống, Xã Hội. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s